- Hoàng Kim
- Nhà sách HOÀNG GIA
- Ngọc phương Nam
- Chào ngày mới
- Thung dung
- Dạy và học
- Dạy và học BLTV
- Dạy và học ĐHNL
- Cây Lương thực
- Food Crops News
- Food Crops.vn
- Food Crops
- Green Super Rice
- Cassava Viet
- Cassava News
- Gardening Tips
- Học mỗi ngày
- Danh nhân Việt
- Tin Nông nghiệp Việt Nam
- Tình yêu cuộc sống
- Kim on Twitter
- KFB
Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009
Trong chuỗi họat động xuất khẩu gạo, nông dân cực nhất, cần được hỗ trợ nhất
DAYVAHOC. GSTS. Nguyễn Văn Luật "Người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã sản xuất lúa đóng góp tới 95% lượng gạo xuất khẩu cả nước. Đảng và Nhà nước, bao gồm các nhà khoa học nằm trong tổ chức Nhà nước có nhiều hỗ trợ đắc lực cho nông dân sản xuất lúa ở cả nước nói chung, và ở ĐBSCL nói riêng. Đảng đã có Nghị quyết VII về Ngông nghiệp, Nông thôn và Nông dân (TAM NÔNG), Nhà nước đã có nhiều chính sách, bao gồm tăng đầu tư cho khoa học công nghệ trước và sau thu họach, mặc dầu cần làm nhiều hơn nữa. Một thể hiện sự quan tâm của Nhà nước là gần đây đã gia hạn gói kích cầu 1 cho nông dân nửa năm, do hết hạn gói 1 mà nông dân chưa được thụ hưởng là bao. Nhiều rào cản trong việc nông dân tiếp cận với gói kích cầu cho nông nghiệp đã được Nhà nước quan tâm dỡ bỏ dần."
Về mặt khoa học và công nghệ, có 2 khâu quan trọng nhất mà người nông dân cần được hỗ trợ nhiều hơn để phát triển sản xuất lúa có nhiều lời hơn là khâu giống lúa và cơ giới hóa khâu thu họach và gieo trồng. Tất nhiên, tất cả các khâu khác trong quy trình kỹ thuật liên hòan đều cần được đầu tư phát triển để công nghiệp hóa, để nâng trình độ sản xuất lúa gạo lên tầm cao mới.
Trong khâu giống lúa, có việc tạo chọn giống lúa mới có nhiều ưu điểm hơn so với giống hiện đang dùng, và sản xuất hạt giống lúa tốt có cấp xác nhận 1 và xác nhận 2 cho sản xuất đại trà. Gần đây mới có quy định hạt giống xác nhận 2 với tiêu chuẩn thấp hơn chút ít so với cấp 1 cho gần với khả năng sản xuất hơn.
Các nhà khoa học đảm nhiệm khâu tạo chọn giống lúa, bao gồm cả việc cung cấp giống tác giả và nguyên chủng cho các địa phương. Tuy nhiên, đã có những đóng góp tốt trong khâu này của nông dân và cán bộ kỹ thuật địa phương. Nhà nước nên khuyến khích, như giảm nhẹ thủ tục và chi phí công nhận giống mới và giống phục tráng bằng chi phí không từ vốn ngân sách trung ương, như nhóm giống ST của tỉnh Sóc Trăng, giống chọn thuần phục tráng IR 50404 lá xanh, nhóm giống lai tạo Óc EO của An Giang...
Khâu tổ chức sản xuất nâng cao chất lượng hạt giống là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất lúa gạo xuất khẩu. Nhà nước trung ương và địa phương cần quan tâm nhiều hơn, không chỉ tăng đầu tư vốn, mà cần tôn trọng sự lựa chọn của nông dân dùng giống lúa nào trong cơ cấu giống lúa hiệu quả cao, như trường hợp giống IR 50404, OM 576..
Như được biết giống IR 50404, OM 576 (giống Hầm trâu) trước đây khuyến cáo giảm và bỏ, nay có thể làm 15-20% diện tích, nhưng lại chưa có giống xác nhận cho sản xuất. Trong “phong trào khuyến cáo” giảm đến bỏ giống IR 50404, nhiều thông tin đại chúng cũng theo “phong trào”, nên chỉ đưa tin giá bán IR50404 thấp hơn gạo chất lượng cao hơn, như Jasmin, OMCS2000, OM 4900..một vài trăm đồng/ kg, một thông tin mà các nhà kinh doanh xuất khẩu gạo quan tâm, còn nông dân quan tâm đến lợi nhuận trên 1 ha, đến giá thành sản xuất IR50404 và OM 576 thấp hơn nhiều do cần ít phân bón và thuốc trừ sâu, đồng thời năng suất lúa lại cao hơn, nên lời nhiều hơn, lại dễ bán cho thương lái. Tỉnh Hậu Giang đã có cái nhìn nhận thông thóang và sát thực tế hơn từ khi chưa biết có thể sản xuất IR50404 trên 15-20% diện tích, nên đã điều chỉnh chỉ
đạo thích hợp.
Từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước, các nhà khoa học nghiên cứu tạo chọn và đưa ra sản xuất 1 tập đòan giống lúa cao sản xuất khẩu có thới gian sinh ≤ 90 ngày. Đã có hàng chục giống lúa này được xếp vào một nhóm giống lúa riêng, nhóm Ao, và được nông dân tiếp thu nhanh, hiện dùng trên hàng triệu ha hàng năm. Với tập đòan giống lúa này, người nông dân dễ dàng hơn trong việc bố trí cơ cấu giống thích hợp, dễ dàng hơn né lũ, né hạn/ mặn và tăng vụ. Cùng với những nhóm giống lúa A1, A2, và B, giúp nông dân chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu tòan cầu làm cho các điều kiện khí hậu ngày một khắc nghiệt. Đã có thời gian Bộ Nông nghiệp quan tâm và hỗ trợ đặc biệt để phát triển nhóm giống lúa Ao như là một hướng quan trọng nhằm tăng sản lượng lúa trong các điều kiện khác nhau.
Về công nghiệp hóa sản xuất lúa , khâu bức xúc nhất là thu họach bằng máy, nhất là dùng máy gặt đập liên hợp. Không chỉ ở Nam bộ, mà cả ở miền Bắc. Vừa qua (20/09/2009), ở tỉnh An Giang có hội thảo giữa Nhà nông dân, có Nhà nước và Nhà khoa học tham dự, có thông tin An Giang đã cơ giới hóa thu họach lúa trên 60% diện tích, phần lớn bằng máy gặt đập liên hợp. Cũng trong hội thảo này, khi đồng chí PCT tỉnh Hùynh Thế Năng được giới thiệu máy sàng hạt giống lúa có giá bán 21 triệu đồng (máy khác to hơn, trên 70 triệu đồng), do Ks Ngô Văn Khoa ở Trung tâm Khuyến nông tỉnh chế tạo và bắt đầu cung cấp cho nơi sản xuất giống lúa. Vị PCT tỉnh này quyết định luôn tỉnh tặng bằng khen đặc cách , sáng hôm sau tới tỉnh nhận, đồng thời quyết định luôn mức hỗ trợ tối thiểu cho việc phát triển lọai máy này, trước hết cho các cơ sở sản xuất giống lúa.
Với những lợi ích rõ ràng của máy gặt đập liên hợp, Nhà nước đã có chủ chương hỗ trợ nông dân mua máy. Nhiều địa phương đã hỗ trợ nông dân ở các mức độ khác nhau sau, và ngay cả trước khi có chủ chương trên của Nhà nước, nhưng với mức độ “khiêm tốn” trong phạm vi khả năng của minh. Tuy nhiên, nhiều cơ quan chức năng không hỗ trợ cho máy nhập, hoặc phần lớn lắp ráp bằng hàng ngọai, với lý do không “kích cầu” cho nước ngòai. Chúng tôi đề nghị Nhà nước xem xét và cho chủ trương hỗ trợ cho nông dân mua máy gặt đập liên hợp bất kể sản xuất trong hay ngòai nước, có thể có lãi suất khác nhau, tùy theo sản xuất ở đâu mà là 4%, 2%, 0% hay cả lãi suất âm để khuyến khích việc sử dụng máy gặt đập liên hợp mạnh hơn. Nghị quyết về TAM NôNG của Hội nghị TƯ 7 năm qua đã mở đường cho ta thực hiện sự hỗ trợ này. Bởi vì, nếu tính tóan đầy đủ thì lợi ích của máy gặt đập liên hợp đưa lại gấp nhiều lần số vốn kích cầu chạy ra nước ngòai.
Còn nhiều họat động cơ giới hóa sản xuất lúa đáng được khen và thưởng. Chỉ xin nêu một họat động đã mang lại lợi ích hàng tỷ đồng trên hàng chục triệu ha từ 2000 tới nay: đấy là dùng dụng cụ sạ lúa theo hàng. Dụng cụ này do Viện Lúa ĐBSCL mang về từ Viện Lúa Quốc tế (IRRI) vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Viện trưởng lúc đó mang mẫu máy về và làm nhóm trưởng nhóm nghiên cứu sử dụng và cải tiến, trong đó có NCS Bùi Thị Thanh Tâm, nay là tiến sỹ từ đề tài dùng máy sạ lúa theo hàng, có NCS Lê Văn Bảnh, nay là Ts Viện trưởng, đã cùng CTV cải tiến máy cho phù hợp với đồng ruộng ở ĐBSCL, bằng cách thay bàn trượt bằng bánh lồng nhỏ. Rồi doanh nghiệp tư nhân Hòang Thắng dùng vật liệu nhựa thay sắt Lần đầu tiên áp dụng trên hàng trăm ha là ở tỉnh Trà Vinh do tỉnh đầu tư chuyển giao vào sản xuất, rồi đến Nông trường Sông Hậu. Đến nay, không những đã áp dụng ra sản xuất đại trà ở ĐBSCL, mà cả ra miền Bắc, mỗi năm trên 1 triệu ha, và có thể tăng lên vài bốn triệu ha gieo trồng và hơn thế, nếu như nông dân được hỗ trợ thích đáng. Kết quả nghiên cứu cũng như sản xuất nhiều năm đều cho thấy mỗi ha dùng dụng cụ sạ hàng tiết kiệm được 100 kg thóc, 1 bao urê và nhiều đợt phun xịt thuốc sát trùng. Cùng một mẫu máy IRRI Seeder, nhiều nước không đưa ra sản xuất lúa được, có đến ĐBSCL tham quan rút kinh nghiệm và mua mẫu máy.
Chuỗi họat động xuất khẩu gạo có 4 thành phần chính tham gia: nông dân, người thu gom thừơng được gọi là thương lái, người xay chà đánh bóng, và người xuất khẩu. Khâu sản xuất lúa vất vả nhất, lại chịu rủi ro nhiều nhất, đều do nông dân đảm nhiệm, nhưng lại hưởng lợi ít nhất.
Về họat động thu hom lúa từ nhà nông dân chuyển đến Cty xuất khẩu gạo, qua các nhà máy xay chà đánh bóng, hầu hết đều do đội ngũ “thương lái” đảm nhiệm, có ý kiến đề nghị đổi là “thương nhân”, cũng như trước đây cố nhà khoa học Nguyễn Khắc Viện đề nghị không gọi thương nhân là “con buôn”. Trước đây, việc thu gom, nhiều khi đảm nhiệm cả việc xay chà có tổ chức tự nguyện gọi là “Chành”, tổ chức này không có nữa sau ngày giải phóng. Đến khi ta xuất khẩu lại thì có đội ngũ thương lái. Nhiều thương lái có họat động tiêu cựa như cân non, ép giá.. Tuy nhiên, nếu không có đội ngũ này thì có lẽ hàng thập kỷ nữa chưa có cách gì thay thế, vì hơn hai thập kỷ qua nhiều ý kiến muốn thay thế vì lợi ích chung, nhưng đã thay thế được đâu. Hơn nữa, nhiều nông dân, nhất là ở vùng xa vùng sâu tiếp cận với giống mới và kỹ thuật mới qua thương lái. Chúng tôi đề nghị có hình thức thích hợp nào đấy tổ chức họ lại, như tổ chức hợp tác xã, để vừa giáo dục họ làm ăn ngay thẳng, vừa tập huấn khuyến nông cho họ.
Khâu hưởng lợi nhiều nhất là xuất khẩu gạo. Theo một thông tin, 2 tổng Cty lương thực Nhà nước ở miền Bắc và miền Nam năm 2008 lời 2.000 tỷ đến 2.400 tỷ đồng từ xuất khẩu gạo! Theo tinh thần Nghị quyết VII về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thì Nhà nước ta cần tăng cường đầu tư và giúp nông dân tổ chức sản xuất lúa gạo xuất khẩu thế nào có thu nhập tăng tương xứng với công đóng góp củ a người nông dân.
GsTs Nguyễn Văn Luật
(Bài do tác giả gửi)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét