DẠY VÀ HỌC. Blog bác Lê Văn Tùng có bài "Nói, viết ngắn gọn theo phong cách của Bác Hồ " thật hay và sâu sắc.
Viết ngắn, nói gọn, đó là nét phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Lúc sinh thời Bác thường nhắc nhở mỗi khi cầm bút là phải luôn luôn nhớ: Viết cái gì, viết cho ai, viết như thế nào."
Có
thể hiểu nói, viết tức là chuyển tải đến đối tượng (người nghe, người
đọc) một lượng thông tin cần thiết. Thông tin đó phải vừa đủ nhưng đồng
thời cũng phải dễ hiểu, dễ nhớ và cổ vũ được mọi người hăng hái thi đua
thực hiện.
Thiết nghĩ học tập và rèn luyện theo cách viết cách nói
của Bác Hồ sao cho ngắn gọn mà vẫn đầy đủ, làm cho người nghe, người đọc
không mất nhiều thì giờ mà vẫn hiểu được, nhớ được, thấm nhuần được, đó
cũng là một cách hưởng ứng thiết thực cuộc vận động "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Không hiểu vì sao, ngày nay
nhiều cuộc hội họp, nào là hội nghị tổng kết, họp triển khai, họp kỷ
niệm và cả những cuộc hội thảo , tọa đàm nữa…người dự luôn luôn phải
nhọc nhằn tiếp thu những văn bản quá dài.
Một diễn văn khai mạc, một
báo cáo…, lại một bài tổng kết nữa, bài nào cũng tràng giang đại hải mà
nội dung có khác gì nhau. Đó là chưa kể những bài thảo luận, khi nào
cũng mở đầu bằng một câu khiêm tốn: " xin có vài ý kiến ngắn" nhưng rồi
cũng đọc đến bốn năm trang chưa dứt, hoặc " nói vo" cũng đến chín mười
phút mà nội dung thì cứ trùng lặp, nhàm chán.
Ta hãy đọc lại những bài phát biểu của Bác trong những thời điểm lịch sử cực kỳ quan trọng.
Đập
tan mọi âm mưu gây rối, phá hoại điên cuồng của bọn phản động, kỳ họp
thứ nhất Quốc hội khóa I vẫn được khai mạc vào ngày 2 - 3 - 1946 tại Nhà
hát lớn thành phố Hà Nội. Sau khi Quốc hội bầu được Chính phủ liên
hiệp, Kháng chiến ủy viên hội và Cố vấn đoàn, một thắng lợi có ý nghĩa
lịch sử to lớn; Bác Hồ với tư cách Chủ tịch Chính phủ đã đọc lời tuyên
thệ với tiêu đề " Thề quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến ":
"Chúng
tôi Chính phủ kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Tối cao Cố vấn
đoàn, Ủy viên kháng chiến hội, trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc,
trước Quốc hội thề xin kiên quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực
hiện nền dân chủ cộng hòa Việt Nam, mang lại tự do hạnh phúc cho dân
tộc. Trong công cuộc giữ gìn nền độc lập, chúng tôi quyết vượt mọi nỗi
khó khăn dù phải hy sinh tính mạng cũng không từ ".
(Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia 1996, tr20)
Và
đây là lời phát biểu của Hồ Chủ Tịch trước khi bế mạc kỳ họp thứ nhất
Quốc hội khóa I dưới đầu đề "Đoàn kết kháng chiến kiến quốc, nhất định
thành công"
"Thưa các đại biểu:
Bây giờ Quốc hội tạm thời bế
mạc để cho tất cả anh em chúng ta đem một không khí đoàn kết, một cái
không khí kháng chiến, một cái không khí kiên quyết, một cái không khí
nhất định thành công về các địa phương và công tác.
Trước khi bế
mạc, tôi xin thay mặt Chính phủ cảm ơn các đại biểu. Đồng thời chúng ta
cũng hứa với nhau rằng: quốc hội họp lần này là Quốc hội kháng chiến, mà
Chính phủ cử ra là Chính phủ kháng chiến. Tôi mong rằng Quốc hội họp
lần sau sẽ là Quốc hội thắng lợi, mà Chính phủ cũng sẽ là Chính phủ
thắng lợi.
Vậy tôi đề nghị hô khẩu hiệu:
- Kháng chiến thắng lợi !
- Kiến quốc thành công !
- Việt Nam độc lập muôn năm !
(Sđd trang 28)
Nếu không tính phần hô khẩu hiệu thì lời phát biểu cũng chỉ có năm câu với 121 chữ.
Ngắn gọn đơn giản là thế mà nhiều cán bộ lão thành nay nhắc lại vẫn
thấm thía từng lời, vẫn nhớ từng cử chỉ gần gũi, thân mật khi Người đứng
trên bục nói chuyện.
Chúng ta biết các tác phẩm của Bác từ "Đường
Kách Mệnh" đến "Sửa đổi lề lối làm việc", từ lời kêu gọi gửi quốc dân
đồng bào đến những bức thư chúc tết gửi quân dân cả nước…bao giờ cũng
ngắn gọn, gần gũi, trong sáng và giản dị.
Để lại lời dạy cho một thế
hệ "măng non" mà cũng chỉ có năm dòng -Năm điều Bác Hồ dạy- mà mỗi
cháu dù mới vào lớp một cũng dễ thuộc lòng, rồi năm điều ấy vẫn đi suốt
cuộc đời của mỗi con người cho đến khi về già vẫn tâm niệm cùng con cùng
cháu.
Có một câu chuyện vui kể rằng tại một cuộc họp nào đó có một
đồng chí cán bộ phụ trách việc tổ chức hội nghị đến hơi chậm được Bác
nhắc nhẹ, đồng chí cán bộ nhìn đồng rồi thưa Bác cháu có chậm vài phút.
Bác nói " vài phút " nhưng cả hội trường này bao nhiêu người chờ chú,
thử nhân lên xem lãng phí mất mấy thời gian? Cứ cách tính lảng phí như
thế thì riêng cái việc viết, nói rông dài cũng phung phí đi nhiều thứ
lắm. "Quý hồ tinh bất quý hồ đa" lời dạy của cổ nhân thật là chí lý.
Câu chuyện nói, viết kể ra vẫn còn nhiều điều hay…Nhưng xin được kết
thúc bài viết tại đây, nếu không người viết bài này lại phạm phải cái
khuyết điểm mà chính mình đang nói đến.
Lê Văn Tùng
Theo blog Lê Văn Tùng
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Hoàng Kim
- Nhà sách HOÀNG GIA
- Ngọc phương Nam
- Chào ngày mới
- Thung dung
- Dạy và học
- Dạy và học BLTV
- Dạy và học ĐHNL
- Cây Lương thực
- Food Crops News
- Food Crops.vn
- Food Crops
- Green Super Rice
- Cassava Viet
- Cassava News
- Gardening Tips
- Học mỗi ngày
- Danh nhân Việt
- Tin Nông nghiệp Việt Nam
- Tình yêu cuộc sống
- Kim on Twitter
- KFB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét