Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Vĩnh biệt Thầy Đào Thế Tuấn


DẠY VÀ HỌC. Giáo sư Viện sỹ Đào Thế Tuấn mất ngày 19 tháng 1 năm 2011. Lễ viếng ngày 22/1/2011 từ 11h30 đến 13h30 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tôn Hà Nội. Lễ truy điệu vào hồi 13h30 cùng ngày tại Nhà hóa thân hoàn vũ Văn Điển. Xin thành kính thắp nén tâm hương vĩnh biệt người Thầy đầu ngành về phát triển nông nghiệp bền vững, sinh thái nông nghiệp, sinh lý cây lúa, chuyển đổi mùa vụ. Di sàn của Thầy thật xứng đáng với cụ Đào Duy Anh và dòng họ Đào .

Tóm tắt cuộc đời

Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn sinh ngày 4 tháng 7 năm 1931 tại TP. Huế, nguyên quán ở Khúc Thủy, Thanh Oai, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Giáo sư là con trai trưởng của cụ Đào Duy Anh, học giả bách khoa toàn thư nổi tiếng thời hiện đại, hậu duệ của một dòng họ lỗi lạc trong lịch sử.

Giáo sư  là tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam được Liên Xô đào tạo.Từ tháng 8/1953 đến cuối năm 1958, Thầy vừa hoàn thành chương trình kỹ sư nông học vừa học chuyển tiếp sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ nông học ở Trường Đại học Nông nghiệp Tachkent.. Cuối năm 1958 Thầy về nước và làm giảng viên sinh lý thực vật kiêm trưởng phòng khoa học của Học viện Nông Lâm. Sau nhiều năm làm việc miệt mài, với hàng trăm công trình nghiên cứu  về sinh thái nông nghiệp, sinh lí cây lúa, chuyển đổi mùa vụ sản xuất nông nghiệp, hệ thống nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng,, giáo sư Đào Thế Tuấn trở thành chuyên gia khoa học hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn. người Thầy của đông đảo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học sinh, sinh viên nông học, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, người bạn thân thiết của nhà nông.

Giáo sư Đào Thế Tuấn là Phó Viện trưởng (1976), Viện trưởngViện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (1983). Phó Chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu về Phát triển nông thôn KX-08 (1990). đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trên 60 năm tuổi đảng;  giáo sư năm 1985, thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Liên Xô  (1985); Huân chương Công trạng nông nghiệp hạng Nhất, hạng Hai và hạng Ba, Huân chương Cành cọ Hàn lâm hạng Hai của Pháp (1991); Huân chương Chiến thắng Hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Hai. Anh hùng Lao động do Đảng và Nhà nước Việt Nam phong tặng (2000); Giải thưởng quốc tế René Dumont dành cho các nhà nông học các nước đang phát triển (2003); Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ (2005); Huân chương Bắc đẩu bội tinh do Chính phủ Pháp trao tặng (2009).
Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn là tấm gương mẫu mực của một nhà khoa học chân chính, suốt đời gắn bó với nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

Tác phẩm chọn lọc

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn - những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững
An ninh lương thực cần một chiến lược dài hạn
1 triệu ha lúa lai chạy theo số lượng sẽ lĩnh hậu quả xấu
Đào Thế Tuấn 1986. Chiến lược phát triển nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, 115 trang
Đào Thế Tuấn 1984. Hệ sinh thái nông nghiệp. NXB Khoa học và kỹ thuật, 174 trang
Đào Thế Tuấn, Phạm Đình Vụ 1978. Kỹ thuật trồng ngô vụ đông. NXB Nông nghiệp, 67 trang
Đào Thế Tuấn.1977. Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý. NXB Nông nghiệp, 131tr.
Đào Thế Tuấn 1975. Cuộc cách mạng về giống cây trồng NXB Khoa học và kỹ thuật, 127 trang
Đào Thế Tuấn, 1970. Sinh lí của ruộng lúa năng suất cao. NXB Khoa học và kỹ thuật, 355 trang.
Đào Thế Tuấn 1969. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.NXB Nông thôn,75tr
Đào Thế Tuấn 1969. Đời sống cây trồng. NXB Khoa học, 152 trang.

Tâm hương đưa tiễn 

Vĩnh biệt GSVS Đào Thế Tuấn: Nhà trí thức của nông nghiệp, nông dân và nông thôn  (VAAS)
Một trí thức lớn đã ra đi (GS. Tương Lai)
Vĩnh biệt GS.VS, anh hùng nông học Đào Thế Tuấn  ( VEF- Vũ Trọng Bình)
Tưởng nhớ GS Đào Thế Tuấn, nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu  (Báo NNVN- TS. Lê Hưng Quốc)
GS. Đào Thế Tuấn - Con Người tuyệt đẹp (Báo Tia Sáng - TS. Đặng Kim Sơn)

Đôi lời tưởng niệm

Cháu tâm đắc với Đặng Kim Sơn , người bạn nghiên cứu sinh thân thiết cùng khoá: " Không còn nữa nhà trí thức tài hoa Đào Thế Tuấn; người yêu nước từ thủa ấu thơ, khi có giặc thì cầm súng bảo vệ tổ quốc, khi hoà bình thì nghiên cứu hạt lúa, củ khoai; người lãnh đạo mà tài sản quí nhất trong nhà chỉ là sách vở. Nhưng còn mãi với chúng ta giọng nói miền Trung sang sảng của giáo sư khẳng khái tranh cãi học thuật; mãi còn đó nụ cười hóm hỉnh, dí dỏm của Giáo sư khi bàn bạc về lẽ đời; nhớ mãi dáng vẻ ngơ ngác, cặm cụi tìm tòi của con người mà trí tuệ và lòng bao dung vượt qua những trăn trở đời thường. Chỉ có tương lai mới cho chúng ta biết đã mất gì khi mất đi Đào Thế Tuấn và cũng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết mình được gì do ông để lại. Vĩnh biệt Giáo sư Đào Thế Tuấn - Con Người tuyệt đẹp của một Gia Đình tuyệt đẹp.".

Kính Thầy.

Hoàng Kim

(*) Lời Thầy nóng hổi tính thời sự

ĐÀO THẾ TUẤN CHÂN DUNG NGƯỜI THẦY

Mai Văn Quyền, Hoàng Kim

Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn là chuyên gia khoa học nông nghiệp hàng đầu Việt Nam  trong lĩnh vực kinh tế phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, là người Thầy của đông đảo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học sinh, sinh viên nông học, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn Việt Nam, là người bạn thân thiết của nhà nông. Di sản của Thầy là con người và trí tuệ minh triết phát triển nông nghiệp bền vững, sinh thái nông nghiệp, sinh lý cây lúa, chuyển đổi mùa vụ, lời tâm huyết còn mãi với thời gian. Lời của Thầy nhắc chúng ta nhớ lại những quyết sách cực kỳ quan trọng của cụ Đào Duy Từ, và những nhận định tuyệt vời của nhà sử học bách khoa toàn thư Đào Duy Anh. 

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam viết về giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn: “Không còn nữa nhà trí thức tài hoa Đào Thế Tuấn; người yêu nước từ thủa ấu thơ, khi có giặc thì cầm súng bảo vệ tổ quốc, khi hoà bình thì nghiên cứu hạt lúa, củ khoai; người lãnh đạo mà tài sản quí nhất trong nhà chỉ là sách vở. Nhưng còn mãi với chúng ta giọng nói miền Trung sang sảng của giáo sư khẳng khái tranh cãi học thuật; mãi còn đó nụ cười hóm hỉnh, dí dỏm của Giáo sư khi bàn bạc về lẽ đời; nhớ mãi dáng vẻ ngơ ngác, cặm cụi tìm tòi của con người mà trí tuệ và lòng bao dung vượt qua những trăn trở đời thường. Chỉ có tương lai mới cho chúng ta biết đã mất gì khi mất đi Đào Thế Tuấn và cũng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết mình được gì do ông để lại. Vĩnh biệt Giáo sư Đào Thế Tuấn – Con Người tuyệt đẹp của một Gia Đình tuyệt đẹp”. Đọc tiếp … https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-the-tuan-chan-dung-nguoi-thay/

ĐÀO THẾ TUẤN TÓM TẮT CUỘC ĐỜI

Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn sinh ngày 4 tháng 7 năm 1931 tại TP. Huế, nguyên quán ở Khúc Thủy, Thanh Oai, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Giáo sư là con trai trưởng của cụ Đào Duy Anh, học giả bách khoa toàn thư nổi tiếng thời hiện đại, hậu duệ của một dòng họ lỗi lạc trong lịch sử. Mẹ của giáo sư là bà Trần Như Mân một nhà giáo và hoạt động xã hội.  Giáo sư Viện sỹ Đào Thế Tuấn mất ngày 19 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội.

Giáo sư là tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam được Liên Xô đào tạo.Từ tháng 8/1953 đến cuối năm 1958, Thầy vừa hoàn thành chương trình kỹ sư nông học vừa học chuyển tiếp sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ nông học ở Trường Đại học Nông nghiệp Tachkent.. Cuối năm 1958 Thầy về nước và làm giảng viên sinh lý thực vật kiêm trưởng phòng khoa học của Học viện Nông Lâm. Sau nhiều năm làm việc miệt mài, với hàng trăm công trình nghiên cứu về sinh thái nông nghiệp, sinh lí cây lúa, chuyển đổi mùa vụ sản xuất nông nghiệp, hệ thống nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng,, giáo sư Đào Thế Tuấn trở thành chuyên gia khoa học hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, người Thầy của đông đảo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học sinh, sinh viên nông học, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, người bạn thân thiết của nhà nông.

Giáo sư Đào Thế Tuấn là Phó Viện trưởng (1976), Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (1983). Phó Chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu về Phát triển nông thôn KX-08 (1990), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trên 60 năm tuổi đảng; giáo sư năm 1985, thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Liên Xô (1985); Huân chương Công trạng nông nghiệp hạng Nhất, hạng Hai và hạng Ba, Huân chương Cành cọ Hàn lâm hạng Hai của Pháp (1991); Huân chương Chiến thắng Hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Hai. Anh hùng Lao động do Đảng và Nhà nước Việt Nam phong tặng (2000); Giải thưởng quốc tế René Dumont dành cho các nhà nông học các nước đang phát triển (2003); Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ (2005); Huân chương Bắc đẩu bội tinh do Chính phủ Pháp trao tặng (2009).

Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn là tấm gương mẫu mực của một nhà khoa học chân chính, suốt đời gắn bó với nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

ĐÀO THẾ TUẤN TÁC PHẨM CHỌN LỌC

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững
An ninh lương thực cần một chiến lược dài hạn
1 triệu ha lúa lai chạy theo số lượng sẽ lĩnh hậu quả xấu
Hỗ trợ tổ chức sản xuất nông nghiệp miền Bắc Việt Nam (Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2000)
Ứng dụng phương pháp mô hình hoá toán học để xây dựng quy trình kỹ thuật trồng lúa cho cấp huyện
Công nghệ sản xuất lúa ở ĐB sông Hồng
Hệ thống nông nghiệp phát triển bền vững
Đào Thế Tuấn 1997. Kinh tế hộ nông dân. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Đào Thế Tuấn 1986. Chiến lược phát triển nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, 115 trang
Đào Thế Tuấn 1984. Hệ sinh thái nông nghiệp. NXB Khoa học và kỹ thuật, 174 trang
Đào Thế Tuấn, Phạm Đình Vụ 1978. Kỹ thuật trồng ngô vụ đông. NXB Nông nghiệp, 67 trang
Đào Thế Tuấn.1977. Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý. NXB Nông nghiệp, 131 trang
Đào Thế Tuấn 1975. Cuộc cách mạng về giống cây trồng NXB Khoa học và kỹ thuật, 127 trang
Đào Thế Tuấn, 1970. Sinh lí của ruộng lúa năng suất cao. NXB Khoa học và kỹ thuật, 355 trang.
Đào Thế Tuấn 1969. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.NXB Nông thôn,75 trang
Đào Thế Tuấn 1969. Đời sống cây trồng. NXB Khoa học, 152 trang.
Tâm hương đưa tiễn có chứa đựng nhiều thông tin liên quan
Vĩnh biệt GSVS Đào Thế Tuấn: Nhà trí thức của nông nghiệp, nông dân và nông thôn (VAAS)
GS – VS Đào Thế Tuấn: Nhà tri thức lớn của nông nghiệp, nông thôn (CAND –  PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ)
Vĩnh biệt GS.VS, anh hùng nông học Đào Thế Tuấn ( VEF- Vũ Trọng Bình)
Tưởng nhớ GS Đào Thế Tuấn, nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu (Báo NNVN- TS. Lê Hưng Quốc)
GS. Đào Thế Tuấn – Con Người tuyệt đẹp (Báo Tia Sáng – TS. Đặng Kim Sơn)
Vĩnh biệt Thầy Đào Thế Tuấn (Blog Dạy và Học – TS Hoàng Kim)
GS-VS Đào Thế Tuấn: Anh hùng nông học giữa Hà thành (Báo Thể thao và Văn Hóa – Nguyễn Yến)

LỜI TÂM HUYẾT CÒN MÃI VỚI THỜI GIAN

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững


Đào Thế Tuấn
Viện sĩ, Chủ tịch Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

“Ở nước ta, phát triển nông nghiệp có liên quan mật thiết đến tính bền vững của sự phát triển. Nếu khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng, phân hóa xã hội quá mức thì dù có đạt được sự tăng trưởng cao chưa thể coi là đã có phát triển. Hơn thế nữa, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề tuy khác nhau, nhưng nếu không cùng được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một cách thành công được.


1 – Vấn đề nông nghiệp

Hiện nay, có ý kiến cho rằng, nông nghiệp nước ta đã phát triển tương đối tốt. Đặc biệt, chúng ta xuất khẩu được nhiều nông sản trong điều kiện giá lương thực và nông sản thế giới đang tăng. Tuy nhiên, thực tế không hẳn là như vậy, vẫn còn nhiều bất cập khiến chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của nông nghiệp. Tỷ trọng của nông nghiệp trong sản phẩm quốc nội (GDP) giảm dần, nhưng không có nghĩa là vai trò của nông nghiệp ngày càng giảm. Thực tế cho thấy, Hoa Kỳ và Pháp, hai nước có nền công nghiệp phát triển vào bậc nhất thế giới cũng là hai nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Ngược lại, các nước Đông Á, vốn được coi là giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp song song với công nghiệp hóa, thì hiện nay phải nhập khẩu lương thực và nông sản ngày càng nhiều, vì nông nghiệp đã giảm sút nghiêm trọng(1). Việc các nước đã phát triển đang phải trợ cấp cho nông nghiệp rất nhiều làm cho các nước đang phát triển gặp không ít khó khăn là cái giá phải trả cho việc đã không chú ý đến nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa.
Các nước đang phát triển hiện nay có dư lượng lao động nông thôn quá cao, và ngày càng tăng. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, dự báo vào năm 2020, nông nghiệp trong GDP còn 5%, lao động nông nghiệp còn 35% và lao động nông thôn còn 45%. ở nước ta, theo dự báo của chúng tôi, cũng vào năm ấy, nông nghiệp trong GDP sẽ còn 10%, lao động nông nghiệp vẫn còn 23%. Như vậy, ngay khi đã công nghiệp hóa thành công, vai trò của nông nghiệp ở các nước đang phát triển vẫn còn cao, về thực chất vẫn còn là nước công – nông nghiệp. Do vậy, chúng ta không thể sao nhãng việc phát triển nông nghiệp, mà phải coi nó như một trong những mục tiêu trọng tâm của phát triển kinh tế.
Vấn đề lớn của nông nghiệp nước ta sau thời kỳ đổi mới là chất lượng nông sản còn thấp, vì chủ yếu xuất khẩu nông sản thô, quy mô sản xuất nhỏ nên giá thành cao, năng suất lao động thấp. Muốn tăng giá trị nông sản, cần cải tiến chất lượng sản phẩm bằng cách phát triển các sản phẩm có xuất xứ địa lý, sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm quốc tế và sản phẩm hữu cơ. Để làm được việc này, cần xây dựng một thể chế quản lý chất lượng nông sản đi đôi với việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản.
Thể chế thị trường nông sản, nếu chủ yếu chỉ dựa vào quan hệ nông dân – doanh nghiệp theo kiểu hợp đồng nông nghiệp sẽ dẫn đến sự độc quyền của doanh nghiệp chế biến và lưu thông. Nông dân, những người sản xuất trực tiếp vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Muốn giải quyết tình trạng này, phải phát triển các hợp tác xã bao gồm cả hoạt động chế biến và buôn bán, lưu thông thì việc phân phối thu nhập mới được công bằng. Nhà nước không thể trợ giúp nông dân thông qua các doanh nghiệp nhà nước, vì thu lợi nhuận là mục tiêu chính và trước hết của doanh nghiệp, bởi vậy, phải thực hiện các hỗ trợ của Nhà nước thông qua các dịch vụ công. Hiện nay, các dịch vụ công phục vụ phát triển nông nghiệp còn yếu, đặc biệt các hộ nghèo ít được hưởng lợi. Chúng ta đã xây dựng được một số hệ thống cung cấp dịch vụ công do các tổ chức nông dân thực hiện cùng với Nhà nước và thị trường, cho phép nâng cao hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ cho nông dân, tới đây cần nhân rộng các mô hình này.
Một vấn đề khác là, giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp đang tăng mạnh, giá nông sản không theo kịp, nông dân không còn hăng hái với sản xuất nông nghiệp, lao động nông thôn đang bỏ ra đô thị kiếm việc làm, lao động nông nghiệp đang bị nữ hóa, già hóa và chuyển từ thâm canh sang quảng canh, chăn nuôi và nghề phụ đang bị giảm sút… Giá một số nông sản như lúa mì, ngô, đậu tương đang tăng rất nhanh trên thị trường thế giới mà chúng ta vẫn nghĩ đến việc nhập khẩu, không nhân cơ hội này để phát triển sản xuất trong nước. Nông thôn đang có xu hướng quay trở về độc canh cây lúa, từ bỏ việc đa dạng hóa sản xuất. Trong điều kiện này, chúng ta thiếu các biện pháp để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thiếu biện pháp để tăng năng suất lao động. Tình trạng này sẽ dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực và thực phẩm như các nước công nghiệp mới ở Đông á và Đông – Nam á. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, trong thế kỷ XXI, thế giới sẽ thiếu lương thực, đây có phải là một thời cơ cho chúng ta phát triển nông nghiệp không?
Khoa học – kỹ thuật phục vụ nông nghiệp nước ta chưa phát triển. Các câu hỏi của công nghệ nông nghiệp thế kỷ XXI như vấn đề hướng công nghệ sinh học bảo đảm các nguy cơ đối với sức khỏe của con người và môi trường, vấn đề nông nghiệp hữu cơ với dự báo sẽ chiếm lĩnh thị trường nông sản thế giới, vấn đề phòng chống hiện tượng nóng lên của khí quyển, nước biển dâng cao làm ngập các đồng bằng – vốn được coi là những vựa lúa của nước ta, vấn đề nông nghiệp chính xác áp dụng công nghệ định vị, vấn đề nông nghiệp thẳng đứng hay không đất để giải quyết vấn đề thiếu đất và bảo vệ môi trường…., hầu hết vẫn chưa tìm được câu trả lời.
Các vấn đề biến đổi khí hậu và rủi ro trong nông nghiệp ngày càng tăng, mà chúng ta chưa có các biện pháp bảo vệ nông nghiệp, chống thiên tai và rủi ro. Hệ thống bảo hiểm chống thiên tai và rủi ro mặc dù phức tạp, nhưng không phải không có cách thực hiện được.
Chúng ta cũng chưa có một chiến lược công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, hiện đại hóa nông nghiệp như thế nào trong điều kiện đất ít, người đông, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp.

2 – Vấn đề nông dân

Một thực tế là, nông dân còn quá nghèo, việc giải quyết giảm nghèo chưa gắn liền với phát triển kinh tế nông thôn nên chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo vẫn còn rất cao. Nông dân là bộ phận công dân ít được hưởng phúc lợi xã hội, nhất là về giáo dục, y tế. Những vấn đề xã hội ở nông thôn chưa được giải quyết một cách cơ bản như: bảo hiểm thiệt hại do thiên tai và thị trường, bảo hiểm xã hội. Theo kinh nghiệm của các nước, không thể chỉ giải quyết các vấn đề xã hội của nông thôn bằng các biện pháp thị trường.
Nông dân thiếu việc làm ở nông thôn phải di cư ra thành thị để tìm việc, làm thuê với giá lao động rất thấp và bị đối xử như “công dân loại hai”, mặc dù họ là động lực chủ yếu của công cuộc đổi mới. Chưa có một quy hoạch chuyển đổi cơ cấu lao động, rút lao động ra khỏi nông thôn và nông nghiệp. Nông dân tham gia thị trường lao động nhưng không được đào tạo nghề, không được Nhà nước hỗ trợ như trước kia đã làm trong các chương trình kinh tế mới. Do vậy, cần có một hệ thống biện pháp đồng bộ giúp đào tạo nông dân, đó chính là biện pháp để xây dựng giai cấp công nhân mới. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp cho lớp người này không trở thành “vô sản lưu manh”, kéo theo đó là tội phạm và tệ nạn xã hội.
Một điều tối quan trọng là, quyền lợi của nông dân chưa được bảo vệ vì thiếu nghiệp đoàn nông dân. Nông dân là bộ phận yếu thế nhất, không có quyền mặc cả trên thị trường, nên quan hệ giữa thương nghiệp với nông dân đang diễn ra thiếu công bằng. Nông dân còn thiếu chủ quyền về đất đai, bị mất đất mà không có ai bênh vực. Việc đầu cơ ruộng đất làm giá bất động sản lên cao một cách giả tạo, nhưng nông dân cũng không được hưởng lợi gì từ việc này. Tình trạng này có nguyên nhân từ sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước. Ngay ở một số nước có sở hữu đất tư nhân, nhà nước vẫn kiểm soát việc sử dụng đất một cách chặt chẽ.
Để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả và năng suất lao động cao, con đường đúng đắn không phải là xóa bỏ kinh tế hộ nông dân, phát triển trang trại, mà là tổ chức hợp tác xã kiểu mới có chế biến nông sản và buôn bán chung nhằm mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện thương nghiệp công bằng. Hiện nay, chúng ta đang thiếu một hệ thống dịch vụ trợ giúp cho nông dân xây dựng các hợp tác xã kiểu mới, bắt đầu từ việc xây dựng các tổ hợp tác để tiến lên hợp tác xã. Đây là biện pháp cơ bản để tiếp tục phát triển kinh tế gia đình nông dân, bắt đầu từ “Khoán 10”, chuyển hộ nông dân thành nông trại gia đình như ở các nước tiên tiến.
Thế nhưng, hạn chế cố hữu của nông dân ở nước ta là tính thụ động, chờ đợi sự hỗ trợ, trừ một số vùng đặc biệt có vốn xã hội cao. Hiện nay, có nhiều vùng nông dân rất năng động nhưng chúng ta chưa thực hiện được việc tổ chức nghiên cứu các trường hợp ấy để có thể chuyển giao tính năng động sang các vùng khác.

3 – Vấn đề nông thôn

Trong quá trình đổi mới, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng xa nhau, do chưa có chiến lược đổi mới hiệu quả.
Nông nghiệp mâu thuẫn với phát triển nông thôn. Các vùng phát triển nông nghiệp mạnh thì không chuyển đổi được cơ cấu kinh tế nông thôn, không tạo thêm được việc làm và không tăng nhanh thu nhập của nông dân. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn không thuận lợi cho việc nâng cao năng suất lao động nông thôn và tăng thu nhập của nông dân. Việc để nông dân đi bán sức lao động ở nơi khác với giá rẻ mạt, việc không có quy hoạch lao động, đã dẫn đến nhiều vùng thiếu lao động và giá lao động tăng mạnh.
Mức đóng góp của nông dân, nông thôn cao, phúc lợi cung cấp cho nông dân lại thấp, nông dân còn ít được hưởng lợi về đầu tư kết cấu hạ tầng và các nguồn cung cấp phúc lợi của Nhà nước.
Từ các hộ nông dân đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp nhỏ: nông trại gia đình, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ từ các làng nghề, nhưng các doanh nghiệp này không được các chương trình doanh nghiệp nhỏ và vừa hỗ trợ. Nông thôn còn thiếu các thể chế dựa vào cộng đồng như hợp tác xã và các tổ chức nghề nghiệp của nông dân để phụ trách việc cung cấp các dịch vụ công.
Một vấn đề nữa còn gây nhiều bức xúc là môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nên có các chương trình bảo vệ môi trường gắn liền Nhà nước, doanh nghiệp và các cộng đồng nông thôn cùng thực hiện việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nếu giao việc bảo vệ môi trường cho các tổ chức nông dân thì có thể biến việc bảo vệ môi trường trở thành những hoạt động kinh tế tạo việc làm và thu nhập cho nông dân. Việc phát triển du lịch nông thôn cũng góp phần nâng cao được chất lượng môi trường.
Nông thôn còn thiếu mạng lưới an sinh xã hội, trong khi thu nhập tương đối giảm nhanh. Việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội phải gắn liền với hoạt động tương trợ, với các tổ chức nông dân. Ở Pháp, từ một tổ chức bảo hiểm tương trợ đã phát triển lên thành một công ty bảo hiểm quốc tế lớn nhất châu Âu, từ một quỹ tín dụng nông nghiệp thành một ngân hàng giàu nhất châu Âu. Các tổ chức này vẫn là tổ chức tập thể của nông dân.
Các nguyên nhân gây cản trở cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn không thể chỉ giải quyết bằng các biện pháp tình thế, mà có thể phải thay đổi ngay từ trong đường lối cải cách kinh tế – xã hội. Có thể thấy, cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc bị ảnh hưởng mạnh của chủ nghĩa tự do mới, quá đề cao kinh tế thị trường và sớm đồng thuận với sự rút lui của nhà nước trong quản lý, thiếu cải cách xã hội. Đó là lý do chính làm cho khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng xa nhau. Thêm vào đó, chúng ta lại đang dựa vào ưu thế cạnh tranh trong việc phát triển công nghiệp và dịch vụ để thu hút đầu tư nước ngoài là giá lao động rẻ, giá đất rẻ và giá môi trường rẻ. Do đó, mục tiêu của việc tăng trưởng nhanh dựa vào các ưu thế cạnh tranh này đã mâu thuẫn với các mục tiêu của phát triển nông thôn. Việc thu hút quá nhiều đầu tư nước ngoài sẽ dẫn đến sự phụ thuộc chính trị và phát triển không bền vững, gây khó khăn cho các thế hệ sau vì phải gánh nợ tích lũy từ các thế hệ trước. Mặt khác, chúng ta còn thiếu một nền kinh tế mang tính xã hội, và các doanh nhân xã hội thì không thể thực hiện được việc cải cách xã hội. Không thể chỉ dựa vào việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia hoạt động từ thiện. Cần có một đường lối xã hội hóa công cuộc cải cách kinh tế xã hội, không lẫn lộn xã hội hóa với thị trường hóa và tư nhân hóa. Xã hội hóa là huy động sự tham gia của quần chúng. Phát triển mạnh xã hội dân sự để huy động quần chúng tham gia vào sự phát triển chính là áp dụng truyền thống quan điểm quần chúng của Đảng.

Để giải quyết các vấn đề trên, cần có một hệ thống biện pháp phát triển nông thôn có hiệu lực, theo chúng tôi, đó là:

– Nhà nước cần có chính sách phát triển nông thôn toàn diện, không chỉ tập trung vào nông nghiệp. Việc phát triển nông thôn là công việc của hầu hết các bộ chứ không phải chỉ riêng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay, chúng ta đã có Hội Khoa học phát triển nông thôn để huy động lực lượng quần chúng giúp nhà nước và doanh nghiệp thực hiện công việc này. Chúng ta đang được các tổ chức quốc tế và trên 399 tổ chức phi chính phủ hỗ trợ việc phát triển nông thôn, nhưng chúng ta không biết họ đang làm gì để hợp tác một cách chặt chẽ. Hội Khoa học Phát triển nông thôn đang cố gắng xây dựng cơ sở khoa học cho việc phát triển nông thôn và xây dựng một trung tâm cung cấp dịch vụ phát triển nông thôn hoạt động theo nguyên tắc của một doanh nghiệp mang tính xã hội, giống như một mô hình kiểu mới chưa có ở nước ta nhưng rất phổ biến ở các nước…
– Nhà nước phải hỗ trợ việc tăng cường năng lực cho các cộng đồng nông thôn để nông dân có thể tham gia vào việc phát triển nông thôn. Xây dựng các thể chế nông thôn dựa vào cộng đồng: hợp tác xã và các tổ chức nghề nghiệp của nông dân. Cần tổng kết các sáng kiến mới đang xuất hiện ở nông thôn như việc phát triển các cụm nông nghiệp và công nghiệp, việc hình thành các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn, việc áp dụng công tác khuyến nông kinh tế xã hội và tư vấn quản lý nông trại, việc đào tạo nông dân, không những để sớm có những “nhà nông” chuyên nghiệp có trình độ sản xuất, kinh doanh tiên tiến, mà còn gắn bó lâu bền với nông thôn…/.”
(1) Phi-lip-pin là một nước nông nghiệp, trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã dành quá nhiều diện tích canh tác cho phát triển đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất, nhất là có quá nhiều sân golf, nay đang “đau đầu” vì thiếu lương thực một cách trầm trọng.

Đừng để nông dân thêm yếu thế trong cơ chế thị trường

GSVS.Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Báo VietNamNet, 30/03/2008, Hà Yên thực hiện  “Đừng để nông dân thêm yếu thế trong cơ chế thị trường”.

“Có một sự hiểu nhầm rằng, phát triển nông nghiệpphát triển nông thôn là một, và Chính phủ giao Bộ NN-PTNT lo về phát triển nông thôn. Trên thực tế, Bộ này chưa làm được gì nhiều cả. Ngày trước, việc phát triển nông thôn do Bộ máy bên Đảng làm, có Ban Nông nghiệp TƯ lo tất cả các vấn đề về nông thôn như cải cách ruộng đất, hợp tác hoá, xây dựng nông thôn như thế nào…, được cụ thể trong Chỉ thị 100, Nghị quyết TƯ 10… Bây giờ, đưa nông thôn về Bộ NN-PTNT, trong khi Bộ hầu như chỉ lo phát triển sản xuất và phòng chống thiên tai, mà lẽ ra phòng chống thiên tai là do Bộ Tài nguyên – Môi trường phải làm. Nên mỗi lần có thiên tai, Bộ trưởng Bộ NN-PTTN lại phải chạy khắp các địa phương để chỉ đạo, không có thì giờ để lo phát triển nông thôn.

Thứ hai ở Việt Nam có sự hiểu nhầm về chuyện phát triển nông nghiệp tốt thì phát triển nông thôn tốt vì nông nghiệp đi lên kéo theo nông thôn phát triển. Thực tế không phải như vậy. Nông nghiệp là ngành sản xuất còn nông thôn là lãnh thổ. Hầu như tất cả các bộ, ngành của ta đều có bộ phận lo về nông thôn, như Giáo dục, Y tế rồi LĐ-TBXH… Vậy tại sao lại giao cho một bộ phụ trách cả công việc lớn như vậy?… Hiện nay, trong phát triển nông thôn có hai vấn đề lớn: ruộng đất và lao động, nhưng Bộ NN-PTNT lại không được quản lý.”
” Giảm thủy lợi phí và nhiều khoản thuế khác tất nhiên là tốt rồi nhưng cái đó không phải là chính . Ở Trung Quốc, thu nhập của người dân thành thị cao hơn nông thôn 3,6 lần . Họ cho rằng đó là mới tính thu nhập bằng tiền chứ chưa tính phúc lợi là giáo dục và y tế . Nếu cộng cả hai yếu tố này , khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn thành thị Trung Quốc là hơn 5 lần. Con số này ở Việt Nam hiện là 2,6 lần. Nếu tình hình vẫn như hiện nay thì sẽ giống như Trung Quốc. Theo tôi muốn giải quyết được vấn đề phúc lợi không thể làm theo kiểu kinh tế thị trường. Bây giờ Việt Nam đang lẫn lộn giữa xã hội hóa, thị trường hóa và tư nhân hóa . Nếu muốn làm phúc lợi cho nông dân phải xã hội hóa . Xã hội hóa thực chất là bắt dân đóng tiền thôi. Xã hội hóa là cả xã hội phải lo công việc đó”.
Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay về thực chất là vấn đề phát triển bền vững . Nếu công cuộc đổi mới của nước ta dẫn đến một sự phân hóa xã hội quá mức , tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn thì sự phát triển sẽ không bền vững . Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề khác nhau, song nếu không cùng được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể CNH-HĐH đất nước một cách vững chắc được.

“Phải xây dựng xã hội dân sự ở nông thôn”


Giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Tuần Việt Nam (trích dẫn nguồn IPSARD ngày 7.7.2009, Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Đoan Trang thực hiện) nhân sự kiện ĐSQ Pháp ở Hà Nội đã tổ chức lễ trao Huân chương hạng nhất của Chính phủ Pháp cho Giáo sư.

“Tôi không đồng ý với cách nói “phát triển nông nghiệp vì chúng ta có lợi thế về nông nghiệp”. Nông nghiệp là ngành mà chúng ta phải duy trì và phát triển, không phải vì lợi thế cạnh tranh nào cả, mà vì phát triển nông nghiệp là chuyện bắt buộc phải làm, không là chết, vậy thôi. Người ta đã tính rằng đến năm 2050, thế giới cần lương thực gấp đôi hiện nay, đến cuối thế kỷ thì nhu cầu tăng gấp ba. Nếu cung lương thực cho thế giới thiếu thì giá chắc chắn sẽ tăng lên. Nói cách khác, nếu để mất an ninh lương thực thì sẽ phải nhập khẩu để sống sót, mà nhập khẩu thì càng ngày càng đắt. Việt Nam có 86 triệu dân, con số không hề nhỏ. Phải xây dựng được nền nông nghiệp ít nhất là bảo vệ được an ninh lương thực của nước nhà, còn nếu biết làm tốt hơn thì càng có lợi về kinh tế. Nhìn từ góc độ chính trị – xã hội, nông dân Việt Nam là những người ít được hưởng lợi từ đổi mới nhất. Nông dân còn quá nghèo, ít được hưởng phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế…), thiếu việc làm ở nông thôn và buộc phải di cư ra thành phố làm thuê với giá lao động rẻ mạt. Nông dân đang bị bần cùng hóa, và đó là nguy cơ gây bất ổn xã hội. Như ở Trung Quốc bây giờ, bạo loạn ở nông thôn xảy ra nhiều lắm, ấy là hậu quả của sự bần cùng hóa nông dân.”
“Quá trình công nghiệp hóa ở các nước không giống nhau. Thế kỷ 17-19, các nước tư bản dùng nguồn lợi bóc lột từ hệ thống thuộc địa để làm công nghiệp hóa, ví dụ Anh, Pháp là theo cách này. Nước nào không có thuộc địa, như Đức, thì gây chiến để giành lấy thuộc địa. Thế kỷ 20, Liên Xô sau khi tiến hành Cách mạng Tháng Mười, không có nguồn lực để công nghiệp hóa nên họ buộc phải dùng nông nghiệp để làm công nghiệp. Trung Quốc từ thời Mao Trạch Đông cũng vậy, bóc lột nông dân, vắt kiệt nông nghiệp để dồn lực cho công nghiệp. Và Việt Nam ta bây giờ đang diễn lại đúng kịch bản đó”. Chúng ta tuy không có một chủ trương nào nói rằng phải dùng nông nghiệp để nuôi công nghiệp nhưng thực tế đang cho thấy đúng như vậy đó. Tất cả những câu “nông dân là lực lượng cách mạng”, “nông dân là những người khởi xướng Đổi mới”, “phải biết ơn nông dân”, “phải ưu tiên phát triển hợp lý nông nghiệp”, tôi cho đều là mị dân cả. Trên thực tế, nông nghiệp đang bị lép vế, nông dân thua thiệt đủ bề. Đó là hậu quả của việc bóc lột nông nghiệp để dồn lực cho công nghiệp hóa. Tôi nói cách khác, việc nông thôn, nông nghiệp Việt Nam bây giờ kém phát triển hoàn toàn là do cơ chế, do đường lối, quyết định của lãnh đạo mà thôi.”
“Từ kinh nghiệm chung của thế giới, tôi thấy là nếu anh làm quản lý ruộng đất tốt thì còn đất nông nghiệp tăng thêm, còn thừa đất ấy chứ. Tình trạng mất đất nông nghiệp ở ta là do đầu cơ mà ra cả. Nói sâu xa hơn thì do cách quản lý của ta là quản lý để đầu cơ. Ngay xung quanh Hà Nội đây này, tôi biết có nhiều nơi, người ta xây những ngôi mộ giả để găm đấy, chờ khi nào chính quyền lấy đất thì sẽ được đền bù.Bây giờ có lắm ý kiến nói tới việc tăng hạn điền cho nông dân. Tôi thì tôi cho rằng nhiều người nói vậy vì họ có quyền lợi liên quan tới việc đầu cơ ruộng đất. Hạn điền ở nước ta không thấp. Ngay Hàn Quốc cũng chỉ có 3 hécta, Nhật Bản 10 hécta. Mở rộng thêm để làm gì, chỉ tạo điều kiện cho đầu cơ phát triển thêm”.
“Vấn đề sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp cũng vậy, đang được đặt ra, nhưng theo tôi là không cần thiết. Ở Việt Nam, quyền sử dụng đất còn rộng hơn quyền sở hữu đất ở Pháp. Có tập trung ruộng đất trong tay địa chủ thì cũng không đẻ ra sản phẩm. Ở nhiều nước đang phát triển, phải tồn tại nông dân nghèo không ruộng đất thì mới có người làm thuê. Ví dụ như ở Brazil, nông dân biến thành thợ. Họ ở thành phố, hàng ngày về nông thôn làm việc rồi chiều tối lại lên thành phố.”
“Thu nhập thấp, mất đất, không có việc làm. Khoảng cách thu nhập, chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn là rất lớn. Nông dân ở nông thôn không được tiếp cận rộng rãi với giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, không có tích lũy. Nhà có người ốm đi viện một lần là của cải mất hết, trắng tay. Thêm một đứa con đi học xa, học lên cao là cả nhà lao đao. Việc làm cho nông dân là vấn đề nghiêm trọng đối với Việt Nam và cũng là vấn đề lớn với thế giới. Nhìn chung, thế giới càng công nghiệp hóa càng thừa lao động, bởi vì công nghiệp và dịch vụ sử dụng lao động ít hơn nông nghiệp. Nói cách khác, công nghiệp và dịch vụ không thể “nuốt” hết số lao động dôi dư. Thừa lao động nông nghiệp là một trong các kết quả của quá trình phát triển. Ở ta, nông thôn thừa khoảng 50% lao động, nhưng lại không phải là kết quả của sự phát triển công nghiệp, mà do họ làm nông nghiệp thì không có đất, không làm nông nghiệp thì chẳng biết dùng họ vào việc gì. Xuất khẩu lao động cũng chỉ là giải pháp tình thế thôi. Hiện giờ Âu châu hạn chế nhận lao động nước ngoài. Trung Cận Đông, Hàn Quốc và Malaysia bình thường vẫn nhận nhiều lao động di cư vì họ đang có nhu cầu phát triển, nhưng nay khủng hoảng, họ cũng gặp khó khăn. Tóm lại, thất nghiệp đang là bài toán không giải quyết được ở nhiều nước. Nông dân đang phải chịu gánh nặng cho toàn xã hội. Tôi nhấn mạnh: Lao động thừa ở nông thôn là vấn đề của toàn xã hội, cho nên cả xã hội phải góp vào mà lo chứ không chỉ Bộ NN&PTNT hay Bộ LĐ&TBXH đâu”.

Có cách nào để nâng thu nhập, từ đó nâng mức sống cho người ở nông thôn không?

Tôi cho rằng đa dạng hóa sinh kế là chìa khóa để tăng thu nhập cho nông dân. Không thể chỉ làm nông được. Nói vui, tôi biết có làng ở Nam Sách (Hải Dương), cả làng bao nhiêu hiệu làm tóc.Thật ra, ở nông thôn, có nhiều việc lắm nhưng không ai giúp nông dân làm, không ai hướng dẫn cho họ cả. Chúng tôi đang tìm cách xây dựng một cơ chế để giúp nông dân đa dạng hóa sinh kế.Du lịch nông thôn chẳng hạn. Việt Nam cũng đã có du lịch nông thôn, nhưng triển khai chưa tốt, trong khi nếu làm tốt, thu nhập của mỗi nông dân có thể tăng gấp đôi. Ví dụ ở Sapa có nhiều các điểm du lịch bán vé, nhưng tiền bán vé chính quyền và doanh nghiệp đầu tư hưởng hết, dân địa phương chẳng được gì. Dân bị coi như kẻ ăn bám vào du lịch ở địa phương, ngày ngày sống nhờ bán đồ lặt vặt cho khách.Họ không được tham gia vào hoạt động du lịch nông thôn ở địa phương, trong khi nếu hoạt động này phát triển và thu hút họ thì sẽ bảo vệ được cả văn hóa lẫn sinh thái, môi trường địa phương.Tôi còn được biết, ở Huế, nhiều nhà vườn đóng cửa với khách du lịch, bởi vì họ chẳng thu được gì, tour du lịch lấy hết rồi.Ở Hội An, tôi hỏi dân sao không tổ chức kinh doanh du lịch bằng cách cho khách thuê nhà dân ở, kiểu “home-stay”, họ bảo không được phép. Chính quyền yêu cầu nếu dân làm “home-stay” thì phải đảm bảo trang thiết bị vệ sinh, máy điều hòa. Như thế, tiền đâu mà nông dân làm? Ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có nhiều vùng cây ăn trái, tour du lịch đưa khách đi thăm, nhưng khách chỉ ngắm thôi chứ có mua về được đâu, làm sao bảo quản được mà mang về. Thế nên dân đem trái cây ra chợ bán còn thu được tiền hơn.

Ở Pháp, doanh nghiệp mua súp lơ của nông dân với giá 1 Franc (đồng nội tệ của Pháp trước khi chuyển sang sử dụng Euro), rồi đến khi vào siêu thị, giá súp lơ đã tăng lên 12 Franc. Như thế là bóc lột nông dân lắm.”Có nhiều việc để làm lắm nhưng không ai hướng dẫn nông dân làm cả”. GS.VS. Đào Thế Tuấn cho rằng phát triển xã hội dân sự chính là cơ chế để hướng dẫn người nông dân đa dạng hóa sinh kế.Nông dân Pháp bèn lập chợ nông thôn ngay giữa thủ đô Paris để bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng, tránh được hệ thống thu mua ở giữa.Tôi thấy các nước tiên tiến bây giờ người ta tẩy chay hệ thống doanh nghiệp buôn bán. HTX chiếm 50% công việc, tư thương chiếm 50% lĩnh vực phân phối nông sản là tốt nhất.Theo tôi, doanh nghiệp chỉ nên thực hiện khâu chế biến cao cấp, còn thu gom, buôn bán, nông dân tự làm được. Có như thế, doanh nghiệp mới mất thế độc quyền.Chứ như bây giờ ở ta, nông dân không có quyền mặc cả với tư thương. ĐBSCL chẳng hạn, nông dân trồng lúa chất lượng cao hơn trước nhưng giá bán ra thì vẫn như thế.

Vậy, tôi xin mượn lời một danh hài, “thế thì người nông dân phải làm gì”? Vấn đề quan trọng nhất của phát triển là phải có sự tham gia của cộng đồng, của người dân. Các tổ chức phi chính phủ đến Việt Nam đều nói rằng nông thôn Việt Nam không có cộng đồng.Tôi nghĩ không hoàn toàn như vậy. Ngày xưa, chúng ta đã có cộng đồng làng xã, thôn xóm đấy thôi, mà đại diện là những lý trưởng, xã trưởng. Bây giờ thì chỉ còn mấy ông bà cán bộ – ông bí thư, chủ tịch xã, chủ tịch hợp tác xã, bà tổ trưởng phụ nữ… Người dân chẳng được tham gia gì cả.Chúng ta cần phải hướng dẫn, phải tạo cơ chế để giúp nông dân tổ chức lại được với nhau, xây dựng các doanh nghiệp xã hội (social entrepreneur). Nhà nước không thu thuế đối với họ. Dĩ nhiên, họ cũng có một mức lãi nào đó, nhưng về bản chất, họ là một hệ thống các tổ chức chăm lo phát triển xã hội. Hệ thống đó là một phần của xã hội dân sự.Không thể chỉ dựa vào việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia hoạt động từ thiện, cần có một đường lối xã hội hóa công cuộc cải cách kinh tế xã hội, không lẫn lộn xã hội hóa với thị trường hóa và tư nhân hóa. Xã hội hóa là huy động sự tham gia của xã hội, của quần chúng.Tóm lại, điều quan trọng chúng ta cần làm ở nông thôn bây giờ là xây dựng xã hội dân sự.”


Bài toán “tam nông” thời kỳ đô thị hóa


GS-VS Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Báo Thể thao & Văn Hóa do Nguyễn Yến thực hiện trong bài viết Anh hùng nông học giữa Hà thànhngày 2.8.2010

“Mô hình đô thị hóa hiện nay đang phổ biến ở châu Á không phải là phát triển các siêu đô thị (trên 8 triệu dân) mà là mô hình đô thị hóa phi tập trung bao gồm các thị trấn và thị tứ nhỏ có một vành đai nông nghiệp bao quanh. Hà Nội cần phát triển theo mô hình này”,
GS-VS Đào Thế Tuấn khẳng định…Theo GS-VS Đào Thế Tuấn, việc điều chỉnh lại tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa là biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn trong vấn đề đất đai và lao động. Việc xây dựng các khu công nghiệp quá nhanh và đô thị hóa quá nhanh sẽ là một sự lãng phí lớn trong lúc chưa có một hướng công nghiệp hóa mới. Nhiều đô thị mới đang ở trong một tình trạng “giả tạo” chưa có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cả nền kinh tế. Lấy đất xong, nhưng chưa chuyển đổi được cơ cấu lao động vì chưa chuyển đổi được cơ cấu kinh tế. Nông nghiệp vẫn sẽ là cứu cánh giúp các nước ra khỏi cuộc suy thoái kinh tế, nhu cầu lương thực ngày sẽ càng tăng nhanh dù có khủng hoảng kinh tế hay không. Theo dự báo, dân số thế giới hiện nay là 6,8 tỷ người, vào năm 2050 sẽ là 9,1 tỷ người và nhu cầu thực phẩm sẽ tăng gấp đôi hiện nay. Công nghiệp hóa dựa vào nông nghiệp sẽ là mô hình có ưu thế cạnh tranh ở Việt Nam, tạo được sự phát triển bền vững. Du lịch nông thôn cũng là một biện pháp trong phát triển đô thị, nó có thể tăng gấp đôi thu nhập của nông dân, tạo việc làm và thúc đẩy nâng cao chất lượng của nông nghiệp.

Còn nữa
THẦY TUẤN TRONG MẮT NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI
ĐÀO THẾ TUẤN CHÂN DUNG NGƯỜI THẦY
đón đọc tại  https://hoangkimlong.wordpress.com/…/dao-the-tuan-chan-dun…/
Mai Văn Quyền (Van Quyen Mai), Hoàng Kim (Hoàng Kim) cùng với To Le Van5 người khác.

                                                                                                          

Không có nhận xét nào: