Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

Một câu chuyện cảm động

DẠY VÀ HỌC "Người lái taxi và bà cụ " là câu chuyện song ngữ cảm động do Hiệu Minh giới thiệu. Anh khiêm tốn mong có người dịch tiếng Anh chuyên nghiệp hiệu đính để có bản dịch tốt hơn. Riêng tôi đã thấy câu chuyện thật tuyệt vời và Hiệu Minh dịch hay, sát nghĩa với một ngôn ngữ Việt trong sáng. Thật là một nét đẹp văn hóa  và bài học song ngữ đối chiếu đáng đọc. Hiệu Minh  là một cây bút trẻ tài năng trên Việt Nam Net, Tiền Phong  với nhiều bài viết hay. Xin chúc mừng anh và mời các bạn cùng đọc ...

Hai mươi năm trước đây tôi từng là lái xe tắc xi để kiếm sống.

Khi tôi tới lúc 2:30 đêm, tòa nhà tối mịt mùng, trừ vài ngọn đèn le lói bên cửa sổ ở phòng trệt. Trong những tình cảnh như thế, nhiều lái xe chỉ nhấn còi lấy lệ, chờ một phút rồi bỏ đi.

Nhưng tôi từng chứng kiến rất nhiều người ở hoàn cảnh khó khăn, phải phụ thuộc vào taxi như một phương tiện đi lại.

Trừ phi cảm thấy chuyện chẳng lành, tôi luôn đi vào tận cửa. Người khách này có thể cần sự giúp đỡ, tôi tự nhủ. Vì thế tôi tới gõ cửa. “Xin chờ cho một phút”, một giọng cụ bà cất lên yếu ớt.

Tôi nghe thấy có gì đang kéo lê trên sàn. Sau một khoảng khá lâu, cửa được mở ra. Một bà cụ nhỏ nhắn ở độ tuổi 80 đang đứng trước mặt. Cụ mang bộ đồ mầu mè, mũ vành rộng với những hoa văn, như một người trong phim thời những năm 1940. Cạnh bà là một chiếc va li nilon nhỏ.

Căn hộ dường như không có ai ở lâu lắm rồi. Đồ đạc được phủ bẳng vải. Không có đồng hồ treo tường, không có trang trí hay đồ dùng lặt vặt trong bếp. Trong góc là một hộp đựng ảnh và cốc chén. “Anh làm ơn đưa giùm vali ra xe được không?”, bà nói.

Tôi đưa chiếc va li ra xe và quay lại giúp bà. Cụ khoác tay tôi và chúng tôi đi chầm chậm tới cửa xe. Bà liên tục cảm ơn vì lòng tốt bụng. “Chẳng có gì cả, thưa bà”, tôi nói với cụ. “Tôi chỉ muốn đối xử với hành khách của mình như tôi muốn mẹ tôi được đối xử như thế”. “Thật là một chàng trai tốt bụng”, bà thốt lên.

Khi chúng tôi vào xe, bà đưa địa chỉ nơi cần đến và nói “Anh có thể đưa tôi đi quanh khu phố cổ một chút”. “Không nhất thiết phải đi đường ngắn nhất”, tôi nhanh nhẩu trả lời. “Tôi không ngại, vì tôi không vội lắm. Tôi đang trên đường đi tới nhà tế bần (dành cho người già cả).

Qua gương chiếu hậu, tôi thấy mắt bà lấp lánh niềm vui. “Tôi chẳng còn ai thân thuộc trong gia đình”, bà nói tiếp, “Bác sỹ nói, tôi chẳng còn sống được lâu nữa”.

Tôi lẳng lặng với tay và tắt đồng hồ đo cây số. “Bà muốn đi đường nào đây?”, tôi hỏi.

Trong hai tiếng, chúng tôi đi lặng lẽ trong phố. Bà chỉ cho tôi tòa nhà, bà từng làm người điểu khiển thang máy.

Chúng tôi đi vòng quanh khu lân cận mà cụ từng sống với chồng khi họ mới cưới nhau. Rồi chỉ cho tôi đi qua khu cửa hàng bán đồ gia dụng mà nơi đó từng là phòng nhảy thời bà còn con gái. Thỉnh thoảng lại bảo tôi đi chầm chậm trước một tòa nhà, một góc phố, rồi lặng lẽ nhìn vào bóng tối, rồi bà im lặng.

Khi những ánh nắng ban mai đang lấp ló phía chân trời, bà bỗng nói “Tôi đã mệt. Chúng ta hãy đi bây giờ”. Chúng tôi đến địa chỉ mà bà đưa cho tôi trước đó. Đó là một ngôi nhà an dưỡng có đường cho xe hơi vào tận cửa. Có hai người đi ra tới chiếc taxi. Họ tỏ vẻ đồng cảm và nhìn từng bước đi của bà. Chắc là họ đang chờ đợi người khách này.

Tôi mở khoang và lấy hành lý đưa đến cửa. Bà cụ đã ngồi trên xe lăn và hỏi “Tôi phải trả bao nhiêu?” và tay thì lần ví. “Tôi không lấy tiền của cụ”. “Anh cũng phải kiếm sống chứ”, bà nói. “Sẽ có những hành khách khác giúp tôi kiếm tiền”, tôi nhẹ nhàng.

Không nghĩ ngợi, tôi ôm lấy cụ và cụ cũng ôm tôi rất chặt. “Anh đã giúp cho bà già một khoảnh khắc đầy niềm vui”. “Xin cảm ơn”. Tôi nắm chặt tay cụ và đi trong bóng mờ ảo của buổi sương sớm.

Phía sau, cửa đã đóng lại. Tiếng động của cửa vang lên như khép lại một cuộc sống của ai đó. Trong đêm đó, tôi không đón thêm khách nào. Tôi lái xe đi trong vô định và nghĩ ngợi. Ngày hôm đó, tôi gần như không nói gì.

Nếu cụ già đó gặp một cha lái xe cau có hay anh chàng thiếu kiên nhẫn thì sẽ sao đây? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không muốn chở khách, nhấn còi một cái rồi bỏ đi. Nếu như thế thì tôi chẳng làm gì có ý nghĩa trong cuộc đời này.

Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc đời có nhiều khoảnh khắc lớn lao. Nhưng khoảnh khắc lớn lao ấy lại đến vào khi ta không chờ đợi, đôi khi được khỏa lấp và rơi vào lúc người khác lại cho là rất nhỏ.

Người ta có thể không nhớ chính xác bạn đã làm gì, bạn đã nói ra sao. Nhưng họ luôn nhớ là bạn đã giúp mang lại những cảm giác hay ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời.

Có thể, bạn chẳng có được điều mầu nhiệm lớn nào trong mười ngày nếu gửi bài viết này cho 10 người khác. Nhưng bạn có thể giúp cho thế giới nhỏ bé trở nên yêu thương và đồng loại thêm lòng trắc ẩn bằng cách tiếp tục gửi bài viết này đi.

Tác giả: Vô Danh. sưu tầm trên internet.
Nguồn: http://hieuminh.org/2010/10/01/8854/
————————————————–

The Cab Driver and the Old Lady

Twenty years ago, I drove a cab for a living.

When I arrived at 2:30 a.m., the building was dark except for a single light in a ground floor window. Under these circumstances, many drivers would just honk once or twice, wait a minute, then drive away.

But, I had seen too many impoverished people who depended on taxis as their only means of transportation. Unless a situation smelled of danger, I always went to the door. This passenger might be someone who needs my assistance, I reasoned to myself. So I walked to the door and knocked. “Just a minute”, answered a frail, elderly voice.

I could hear something being dragged across the floor. After a long pause, the door opened. A small woman in her 80′s stood before me. She was wearing a print dress and a pillbox hat with a veil pinned on it, like somebody out of a 1940s movie. By her side was a small nylon suitcase.

The apartment looked as if no one had lived in it for years. All the furniture was covered with sheets. There were no clocks on the walls, no knickknacks or utensils on the counters. In the corner was a cardboard box filled with photos and glassware. “Would you carry my bag out to the car?” she said.

I took the suitcase to the cab, then returned to assist the woman. She took my arm and we walked slowly toward the curb. She kept thanking me for my kindness. “It’s nothing”, I told her. “I just try to treat my passengers the way I would want my mother treated”. “Oh, you’re such a good boy”, she said.

When we got in the cab, she gave me an address, then asked, “Could you drive through downtown?” “It’s not the shortest way,” I answered quickly. “Oh, I don’t mind,” she said. “I’m in no hurry. I’m on my way to a hospice”. I looked in the rear-view mirror. Her eyes were glistening. “I don’t have any family left,” she continued. “The doctor says I don’t have very long.”

I quietly reached over and shut off the meter. “What route would you like me to take?” I asked.

For the next two hours, we drove through the city. She showed me the building where she had once worked as an elevator operator.

We drove through the neighbourhood where she and her husband had lived when they were newlyweds. She had me pull up in front of a furniture warehouse that had once been a ballroom where she had gone dancing as a girl. Sometimes she’d ask me to slow in front of a particular building or corner and would sit staring into the darkness, saying nothing.

As the first hint of sun was creasing the horizon, she suddenly said, “I’m tired. Let’s go now.” We drove in silence to the address she had given me. It was a low building, like a small convalescent home, with a driveway that passed under a portico. Two orderlies came out to the cab as soon as we pulled up. They were solicitous and intent, watching her every move. They must have been expecting her.

I opened the trunk and took the small suitcase to the door. The woman was already seated in a wheelchair. “How much do I owe you?” she asked, reaching into her purse. “Nothing,” I said. “You have to make a living,” she answered. “There are other passengers,” I responded.

Almost without thinking, I bent and gave her a hug. She held onto me tightly. “You gave an old woman a little moment of joy,” she said. “Thank you.” I squeezed her hand, then walked into the dim morning light.

Behind me, a door shut. It was the sound of the closing of a life. I didn’t pick up any more passengers that shift. I drove aimlessly lost in thought. For the rest of that day, I could hardly talk. What if that woman had gotten an angry driver, or one who was impatient to end his shift? What if I had refused to take the run, or had honked once, then driven away? On a quick review, I don’t think that I have done anything more important in my life.

We’re conditioned to think that our lives revolve around great moments. But great moments often catch us unaware-beautifully wrapped in what others may consider a small one.

PEOPLE MAY NOT REMEMBER EXACTLY WHAT ‘YOU DID, OR WHAT YOU SAID, ~BUT ~ THEY WILL ALWAYS REMEMBER HOW YOU MADE THEM FEEL.

You won’t get any big surprise in 10 days if you send it to ten people. But, you might help make the world a little kinder and more compassionate by sending it on.

Thank you, my friend….

Không có nhận xét nào: