Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Thầy Lương Định Của và tính tình Người Nam Bộ.



DAYVAHOC. GSTS. Anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật "Xin trình bày một số hiểu biết sau vài thập kỷ hòa nhập với dân Nam Bộ mà người "khai tâm" cho tôi là thầy Lương Định Của như một nén tâm nhang kính thầy sắp vào dịp giỗ thầy sau 35 năm ngày mất, tháng 12/1975, ở tuổi 55 sung mãn sức lực, trí lực. (Vợ chồng GS. Lương Định Của, ảnh tư liệu gia đình)"

Khi còn là sinh viên (1956-60), tôi đã biết Người Nam Bộ qua bạn học tập kết ra Bắc, và nhất là qua thầy Lương Định Của,anh hùnh lao động, nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu, đến nay đã có khá nhiều tên đường, tên trường mang tên Lương Định Của. Đối với lũ học trò hậu sinh chúng tôi, thầy cũng luôn cởi mở, rộng lượng, hài hước, hào hiệp, trung thực, và cả dũng cảm nữa. Một thể hiện điều đó là khi chúng tôi giảng dậy môn di truyền chọn tạo giống, thầy đã giảng dậy học thuyết di truyền Thomas Hunt Morgan hiện đại hồi đó bị cấm, chỉ được được Lưxenkô thuyết dậy học, về sau bị phát hiện là giả dối, bia số liệu. Thầy thường dậy chúng tôi phải sáng tạo, không được bắt chước như loai khỉ, và kể nhiều chuyện tiếu lâm hài hước minh họa, như chuyện không bắt chước máy móc trong họat động tình dục mà "dụng cụ" thì bị thương, người thì phải đi bệnh viện.

Từ bỏ điều kiện sống và làm việc hiện đại ở Nhật Bản, nơi thầy đã có những công trình nghiên cứu nổi tiếng về di truyền, thầy đã tìm cách về nước. Lúc đầu thầy đưa gia đình về miền Nam. Thầy lại từ chối quyền cao chức trọng, bổng lộc, giầu sang, vượt mọi gian khổ ra miền Bắc tham gia kháng chiến chống ngọai xâm

Họat động nghiên cứu của thầy chủ yếu tại nông thôn đủ thứ thiếu thôn; đối tượng nghiên cứu của thầy chủ yếu là những Biện pháp kỹ thuật mà nông dân dễ tiếp thu, dễ mang lại hiệu quả tức thì, làm như bờ vùng bờ thừa, trang phẳng ruộng, cấy ngửa ta, thẳng hàng, dùng giống lúa địa phương và những giống lúa thầy cùng cộng sự chúng tôi tạo chọn ra. Tên những giống lúa làm thầy đặt cũng là một thể hiện sự hòa nhập với cộng đồng lúc đó, như giống lúa Đòan kết, Thắng lợi, sớm cu .. Một thể hiện tính tình người Nam bộ của thầy có tác dụng lớn đến sản là lúa xuất: ở những năm 60, 70 của thế kỷ trước, các hợp tác xã ở miền Bắc kẻ khẩu hiệu làm thầy khuyến cáo: "Ruộng không bờ thửa bờ vùng. Khác nào đổ nước vào thung lũng tròn ".

Từ sau giải phóng đến nay, tôi cùng các bạn đồng nghiệp ở Viện Lúa ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, trại giống lúa Ma Lâm tỉnh Bình Thuận .. nối trí thầy chọn tạo nhiều giống lúa OM, OMCS, ST, MTL, ML .. Ở ĐBSCL, tôi cùng cộng sự đã chọn tạo một tập đòan giống lúa cao sản xuất khẩu OM sớm cực, OMCS được bà con nông dân mến mộ, trong các cuộc nhậu nhẹt đã gọilà "em ôm", "ôm em cực sướng". Năm 2000, chúng tôi được vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý danh hiệu anh hùng lao động, một cho Viện và một cho tôi; Giải thưởng Hồ Chí Minh cho đề tài "Giống và kỹ thuật canh tác lúa ở ĐBSCL" cho 10 nhà khoa học của Viện, tôi là chủ trì.

Xin trình bày một số hiểu biết sau vài thập kỷ hòa nhập với dân Nam Bộ mà người "khai tâm" cho tôi là thầy Lương Định Của như một nén tâm nhang kính thầy sắp vào dịp giỗ thầy sau 35 năm ngày mất, tháng 12/1975, ở tuổi 55 sung mãn sức lực, trí lực.

Khởi đầu công cuộc mở đất và giữ nước có Nguyễn Trung Trực, Trương Định ... Các bậc sỹ phu đầy khí khái có Nguyễn Đình Chiểu, Thủ khoa Huân ..., Đi đầu canh tân văn hóa có nhà bác học Trương Vĩnh Ký biết tới 27 thứ tiếng, là một trong 18 nhà khoa học được ghi danh trên thế giới thời ấy. Nữ chủ bút đầu tiên có Sương Nguyệt Ánh ... ; Nhà khoa học hàng đầu có các giáo sư Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Trần Văn Giàu, Trần Văn Hưởng ..; Nhạc sỹ tài ba có Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê ..; Nhà văn hóa nghệ thuật đặc sắc có Cao Văn Lầu, Phùng Há, Út Trà Ôn. Nhà văn Sơn Nam, tên thật là Phạm Minh Tài, là tác gia hàng đầu trong nền văn học Việt Nam đương đại. Để tưởng nhớ cố nhà văn thọ 83 tuổi này, chúng ta thưởng thức một đoạn văn nghị luận xen vào hình ảnh thi vị sau: "Mùa lụt, cá nước ngọt theo nước ra khá xa Vàm biển. Ngược lại, tới mùa khô, cá biển và cá nước lợ lại theo thủy triều vào sâu trong lòng sông. Cá rô có vẩy cứng có thể lóc đi trên bùn đất khô. Cá trê, rùa, lươn có thể sống trong bùn mà không ăn uống trong vài ba tháng nắng. Cá sặc đẻ trứng trên khô, mùa nắng tung bay theo gió rồi đáp xuống như hạt bụi để nở ra vùng trong nước đầu tiên của cơn mưa đầu mùa .. " (theo báo Văn nghệ, 04-10-2008)

Vùng Nam Bộ còn sản sinh ra nhiều tài năng vượt trên trình độ văn hóa, hay "tay nghề đi trước học thức" như GsVs Trần Đại Nghĩa nhận xét. Vài tiêu biểu như "Thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy đã dời được cả tòa nhà lớn, nhà chế tạo "máy hút bùn Trần Văn Dũng, máy dệt chiếu Nguyễn Văn Long;" Vua cua ghẹ lột "Nguyễn Văn Quang, chế tạo máy gạt đập lúa liên hợp Hùynh Văn Út (Út máy cày), và khá nhiều nhà sáng tạo máy chân đất nông nghiệp, trình độ học vậy có khi chưa qua cấp 2 ..

Cách đây 3-4 thập kỷ, hồi ở miền Bắc, thầy Của ở miền Bắc lai tạo được nhiều giống lúa mới được nông dân ưa chướng, như Nông nghiệp 1, Som cu, Chiêm trăng, Đoàn kết .. Gần đây, tỉnh Sóc Trăng quê hương của thầy Của lại sản sinh những con người chọn tạo ra nhiều giống lúa rất ấn tượng, mặc dầu chưa bao giờ được gặp, được thọ giáo tiền bối Lương Định Của. Đấy là nhóm chọn tạo giống lúa làm KS Hồ Quang Cua đứng đầu. Đến nay nhóm này đã chọn tạo tới 22 giống ST, trong đó có nhiều giống như ST3, ST5 .. khá phổ biến, những giống ST đỏ từ lai tạo giữa giống gạo đỏ địa phương với giống năng suất cao rồi chọn ra dòng gạo đỏ vừa năng suất cao, vừa có mùi thơm lá dứa.

Chân thành và khẳng khái trong cuộc sống, sáng tạo trong lao động chân tay và trí óc, nhân ái trong giao tiếp, độ lượng trong ứng xử xã hội, dũng cảm trong chống ngoại xâm, hòa nhập với cộng đồng và thân thiện với cây cỏ sông nước, là những phẩm chất rất quý của con người Nam Bộ cả xưa và nay. Nền văn minh lúa nước - miệt vườn ở vùng này sản sinh ra văn hóa "đờn ca tài tử" rất ấn tượng, và những làn điệu cải lương, vọng cổ mùi mắm trữ tình.

Từ hồi khai hoang mở đất cách đây khoảng 300 năm, như chuyện kể lại, làm người con thứ hai trong gia đình tham gia. Và thế là ở Nam Bộ chỉ có anh Hải vì anh Cả còn ở lại Bắc để thờ cúng tổ tiên. Không chỉ vậy, mà hàng loạt ngôn từ thổ ngữ đã thể hiện ý trên. Có nhiều cặp từ chỉ cùng một nghĩa, nhưng người Bắc thường nói từ trước, miền Nam từ sau, như sau: tiền-bạc, tiêu-sài, to-lớn, bé-nhỏ, béo-mập, tiến-tới, chậm - trễ, luôn-lợi, ăn-nhậu, bạn-bồ / bè, cố-gắng, bơi-lội, lười-biếng, tìm-kiếm, rơi-rớt, yêu-thương, thóc-lúa, lẫn-lộn, trêu - choc .. Thứ tự "trước-sau" thể hiện ở cả hàm ý nguyên nhân và kết quả, như, tàu hút bùn-sáng thổi, hút - bắt đầu, thổi - kết thúc công đoạn; luôn-lời, lời là kết quả của luôn .. Cũng có một số ít ngoại lệ, như dơ-bẩn, ca-hát ..

Ngồng nói nhiều khi để làm duyên, rồi thành thói quen, ở nuớc ngoài cũng vậy. Có điều lý thú là, ở Việt Nam mình người Bắc có thói quen nói Ngồng chữ đầu, như nói lẫn lộn giữa "n" và "l" (nan không, lưới không, trứng vịt không ..); miền Nam chữ cuối (khoai lan, bông hoa lang, ba Boong ..); còn miền Trung thì Ngồng chữ ngay giữa, gió như thành lồng lộng gió, làm ăn thành lởm ăn, hay lem ăn, ăn .. lem, tùy địa phương ..

Tập đoàn giống lúa bản địa làm người nông dân Nam Bộ sáng tạo và đặt tên cũng thể hiện tính chất phác, di dỏm, như Tài nguyên sữa, Nanh chồn, Móng chim, vườn Sóc, Phùng Đốc, rồng Huyết, Tàu hương, Vàng lộn, Tang tép, Nếp thơm, Nếp Mù u.. Đặc biệt là có đến vài ba chức giống có tên đầu là "Nàng", như Nàng Hương, Nàng thơm chợ Đào, Nàng Nhen, Nàng Loan, Nàng Co đỏ, Nàng Đùm ...

GsTs Nguyễn Văn Luật
Sử dụng bản do tác giả gửi

Không có nhận xét nào: