Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Hướng phát triển Tây Nguyên bền vững


DẠY VÀ HỌC. Trao đổi về hình tượng người già làng Bahnar trãi qua nhiều nhiệm kỳ quản lý thôn bản sau lại thanh thản trở về ruộng rẫy một cách thung dung. Giáo sư Kiyoshi Matsuda của Trường Đại học Joho ở Tokyo cho rằng trở về với thiên nhiên trong lành là nét đẹp văn hóa thuần phác. Trong Hội thảo "Nghiên cứu tổng quát về môi trường văn hóa và thông tin châu Á" năm 2004 giáo sư đã từng nói: "Nước Nhật đã mất sáu mươi năm để tạo dựng nên sự phồn vinh của ngày hôm nay nhưng có lẽ phải cần đến một trăm năm để khôi phục lại những giá trị ban đầu của mình.". Tôi tâm đắc với quan điểm của giáo sư khi chứng kiến người Nhật đối mặt với hiểm họa động đất sóng thần và sự cố điện hạt nhân với một bản lĩnh phi thường. Đó là Người Nhật với nét đẹp văn hóa. Việt Nam là một nước văn hiến. Nếp nhà và nét đẹp văn hóa Việt Nam có trong tinh hoa bản sắc dân tộc. Hướng phát triển Tây Nguyên bền vững  là cân bằng  giũa phát triển kinh tế và văn hóa. Đây là điểm nhấn quan trọng của tác phẩm"The Economic, Cultural and Social Lìe ò Bahnar People Sútainable Development" (Phát triển bền vững kinh tế, Văn hóa và Đời sống Xã hội người Bahnar). Sách 306 trang do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn giới thiệu. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ấn bản và giới thiệu tháng 6 năm 2012.

Tiếp theo lời trao đổi chân tình và thân thiết của giáo sư Kiyoshi Matsuda, trước một cử tọa gồm nhiều người bạn Nhật Việt,  tiến sĩ Trần Đình Lâm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á ,Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẽ vắn tắt những tìm tòi về cân bằng giữa phát triển kinh tế và văn hóa Tây Nguyên. Tôi vui mừng đón nhận cuốn sách do giáo sư Kiyoshi Matsuda trao và tiến sĩ Trần Đình Lâm đề tặng. Đó là cuốn sách quý.
 

Quanh bàn trà những người bạn Nhật Việt sôi nổi trò chuyện về Tây Nguyên và góc nhìn văn hóa, về người Bahnar. Riêng tôi khi nhìn hình tượng của người già làng lại liên tưởng bài thơ nổi tiếng của Kenji Miyazawa (1896-1933) một kỹ sư canh nông có nhiều đóng góp to lớn cho đời sống dân nghèo

Một người như thế

Nhà phía đông có đứa trẻ ốm,
Ta sang săn sóc,
Nhà phía tây có bà mẹ gầy,
Ta mang cho túi gạo,
Nhà phía nam có người đang chết,
Ta sang khuyên đừng sợ,
Nhà phía bắc đang kiện cáo nhau,
Ta sang can thôi bỏ đi.
Ta muốn là,
Một người như thế !*

Hướng phát triển Tây Nguyên bền vững  là cân bằng  giũa phát triển kinh tế, văn hóa, sinh thái và môi trường. Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là kho báu vô giá. Thăm thẳm trong Đất, Nước và Con Ngưới Tây Nguyên còn ẩn tàng nhiều di sản quý. Đặc biệt là di sản văn hóa.

Hoàng Kim


Không có nhận xét nào: