Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Rừng Lipa




Hoàng Kim

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Suối nước Tabor êm chảy hiền hòa
Lối mòn nghiêng vách đá
Thấp thoáng lâu đài cổ
Ẩn hiện nhà thờ đức chúa Giêsu
Dấu ấn thời xa xưa
Lưu lại trên tượng đá
Đâu dấu tích của thời Trung cổ?
Đâu địa đạo dưới tầng sâu?
Rừng lipa gió thổi rì rào
Chồi non thay lá mới
Đi dạo giữa Tabor êm đềm
Mà lòng ta bão nổi
Cồn cào bao ước mong …

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ chiều sâu lịch sử?
Dấu ấn thời gian phôi pha
Trang đời như trang vở
Người thợ khéo để lại ngôi chùa
Cho khách thập phương ngưỡng mộ.
Người dẫn đạo để lại cuộc đời
Cho cháu con ngàn năm tưởng nhớ.
Vị tướng để lại chiến công
Mở cõi, xây nền.
Con người và thiên nhiên
Lưu giữ những điều thiện ác
Bao thế kỷ đi qua
Trăm năm là khoảng khắc
Ta có gì đây để lại cho đời?

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ em mang theo nỗi nhớ?
Tháng năm muôn hoa đua nở
Hoa uất kim cương thắm đỏ
Hoa táo, hoa lê khắp rừng nở rộ
Mặt đất bừng sôi bao bông hoa cỏ
Nở vàng trên lối đi.
Cảnh sắc thiên nhiên say mê
Đằm thắm tình đời xao xuyến
Ai nhớ thương ai chân trời góc biển
Ai nhớ thương ai trang sách ánh đèn
Anh bồi hồi thương nhớ về em

Rừng bao la
Ruộng đồng bao la
Cây lúa Việt Nam
Cây tùng Trung Hoa
Cây bạch dương Nga
Cây phong Nhật, Canada
Cây lipa Tiệp Khắc
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ quốc
Trời nhân loại mênh mông.

(1) Cây lipa là cây phong, đây là loài cây rất phổ biến ở
Tiệp Khắc (Czech –Slovakia), Nhật, Canada, Trung Hoa,...
Tục ngắm cây phong thay lá có ở nhiều nước "Rừng phong
thu đã nhuốm màu quan san" (Nguyễn Du) nhưng phổ biến
nhất là Nhật Bản.




ELDAR MANSUROV - Come My Friend(Relaxing music)

Xem thêm:

TỤC NGẮM LÁ ĐỎ MÙA THU  http://tenshinkaivietnam.com/forum/showthread.php?p=9940

Yakumo có hai bài viết Mùa ngắm lá và Momyji gari - Tục ngắm lá đỏ mùa thu . Ảnh tuyệt đẹp và bài viết hay đến mức nao lòng ...




Người Nhật nổi tiếng là thích ngắm hoa. Cứ đến mùa hoa đào vào mùa xuân là mọi người lại rủ nhau ngồi bên gốc cây anh đào, vừa ngắm hoa vừa chuyện trò, uống rượu hoặc hát karaoke. Nhưng người Nhật cũng coi mùa thu là đỉnh cao của sự hoàn mỹ và những chiếc lá vàng, lá đỏ chính là vẻ đẹp đặc biệt của mùa thu. Thú vui ngắm lá vàng, lá đỏ vào mùa thu được gọi là momiji-gari, tạm dịch là “nhặt lá thu vàng”. Người Nhật thích momiji-gari giống như thích ngắm hoa đào, tức hanami, và thông lệ đó bắt nguồn từ cuộc sống của người dân xứ này.


Cũng như hanami, từ momiji-gari xuất hiên trong tuyển tập thơ cổ nhất của Nhật Bản là “Manyoshu” (Vạn Diệp Tập). Sử sách cho rằng, thói quen ngắm sắc màu mùa thu khởi đầu là một thú vui thanh nhã của giới quý tộc trong thời Heian (794-1185). Họ đi thuyền trên ao hồ trong gia trang, vừa chơi nhạc, làm thơ, vừa ngắm cảnh, hoặc tổ chức đi chơi trên núi để nhặt những chiếc là sắc màu sặc sỡ. Nhưng khoảng thế kỷ 17, trong thời Edo (1603-1868), thú vui này lan sang những người bình dân và người ta bắt đầu tổ chức các tiệc rượu sake thịnh soạn trong khi ngắm cảnh đẹp mùa thu.



Nhật Bản là một quần đảo dài và màu lá bắt đầu thay đổi ở đảo cực Bắc Hokkaido từ cuối tháng 9, sau đó dần dần lan xuống phía Nam. Khi mùa thu đến, gần như ngày nào các chương trình truyền hình cũng đưa tin về những nơi nổi tiếng đẹp về màu lá mùa thu, cùng những thông tin chi tiết về thời gian và địa điểm có thể ngắm lá thu đẹp nhất. Từ các trung tâm đô thị lớn tới những điểm có thể ngắm lá mùa thu khá tiện lợi và dễ dàng vì tới 70% diện tích Nhật Bản là vùng núi. Vì thế trong thời gian này, vào cuối tuần, các tuyến đường cao tốc nối thành phố với những điểm có thể ngắm lá vàng, lá đỏ, thường bị tắc nghẽn giao thông vì quá nhiều xe ôtô.


Cây rẻ quạt rụng lá vàng là hình ảnh phổ biến trên khắp nước Nhật trong những ngày mùa thu Từ momiji nói chung được dùng để chỉ tất cả những cây rụng lá và lá có màu đỏ hoặc vàng, kể cả cây thích, cây sồi, cây đào, v,v… nhưng cũng để gọi riêng cây thích bởi vẻ đẹp đặc biệt của lá cây này vào mùa thu. Cũng giống như những cánh hoa đào, chỉ gặp một trận mưa hay cơn gió là tan tác, những chiếc lá vàng, lá đỏ mùa thu có thể nhanh chóng mất màu và rụng xuống. Vẻ đẹp mong manh và chóng tàn đó rất hợp với tính nhạy cảm của người Nhật.


Giống như khi hoa anh đào nở rộ, vẻ đẹp tuyệt vời của màu lá mùa thu đã kích thích cả sự cảm nhận về cái đẹp lẫn trí tưởng tượng của người Nhật. Do vậy, hai vẻ đẹp khác nhau đó của thiên nhiên đều trở thành chủ đề trong truyện thần thoại lẫn các vở kịch.


Vở kịch Noh nổi tiếng tên Momiji Gari thường được diễn trong dịp "nhặt lá thu vàng" này

Xã hội đang ngày càng trở nên hiện đại và con người được bao bọc giữa nhiều kỹ thuật tân tiến. Nhưng dường như khi đời sống càng trở nên tiện nghi, con người càng cần những giây phút gần gũi với thiên nhiên. Và phong tục ngắm lá mùa thu momiji-gari chính vì thế càng không bị biến mất khỏi cuộc sống của người Nhật.


Vở kịch Noh Momiji Gari

Dưới bóng cây phong mùa thu là ác quỷ hiện hình...

Bên cạnh những điều thú vị về phong tục momiji-gari, momiji-gari còn được thể hiện trong rất nhiều những hình thức nghệ thuật sân khấu truyền thống như kịch noh và kabuki, 2 thể loại kịch truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản.


Nhân dịp giới thiệu về phong tục ngắm cảnh sắc mùa thu của người Nhật Bản, Ichi xin giới thiệu thêm một số hình ảnh về vở kịch Noh nổi tiếng có tựa đề Momiji-gari. Được trình diễn lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1887, sau này còn có thêm chuyển thể ở thể loại kịch Kabuki.


Một ngày nọ, một nhà quý tộc đi săn hươu ở vùng núi thuộc xứ Shinano (nay là tỉnh Nagano), bất chợt gặp nhiều cô gái sang trọng đang vừa uống rượu sake, vừa ngắm lá mùa thu. Họ mời nhà quý tộc cùng tham gia, tuy trước đó ông chưa bao giờ gặp, tiếp rượu sake cho ông, và nhảy một điệu vũ vô cùng duyên dáng.



Khi nhà quý tộc ngà ngà say và chợp mắt ngủ, bỗng nhiên một sứ giả từ ngôi đền Hachimangu xuất hiện, nói với ông rằng những người phụ nữ đó chính là lũ quỷ từ ngọn núi Togakushi gần đó.



Rồi sứ giả trao cho nhà quý tộc một chiếc kiếm thần để tự vệ. Nhà quý tộc vừa choàng tỉnh giấc thì bị lũ quỷ tấn công, nhưng nhờ kiếm thần, ông đã tiêu diệt được chúng.



Linh hồn của lũ quỷ (trong hình ảnh những thiếu nữ xinh đẹp) đã trú ẩn vào cây phong. Bạn có để ý là màu sắc của lũ quỷ thường là màu đỏ - trùng với màu của những cây phong mùa thu không.



Những hình ảnh các bạn đang chiêm ngưỡng được biểu diễn bởi những nghệ sĩ kịch Noh tại Hiroshima nhân dịp “momiji-gari” đang diễn ra tại vùng. Nội dung của vở kịch này cũng thường xuyên được biểu diễn tại nhiều vùng ở Nhật Bản (dưới nhiều hình thức biểu diễn khác) mỗi khi mùa thu đến. Và như tựa đề cùng nội dung đầy tính huyền thoại, Momiji-Gari luôn khiến người xem tràn đầy cảm xúc về một mùa thu đẹp đẽ và mơ màng trong cảnh sắc của những rừng phong lá đỏ nhuộm trời…

Tại sao lá phong đổi màu?

Tại sao cứ khi mùa thu đến thì lá cây phong lại chuyển sang màu đỏ, màu vàng?

Hẳn bây giờ, nhiều người đang rạo rực chuẩn bị cho những chuyến dã ngoại ngắm momiji cùng bạn bè, người thân. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về momiji để những chuyến picnic thêm phần thú vị!


Momiji còn có một tên gọi thông dụng khác là koyo, chỉ cả lá đỏ và lá vàng. Nói đến koyo là nói đến lá của các loài cây thích (maple tree) khi chuyển sang màu đỏ hay màu vàng. Trong tiếng Nhật, cây thích được gọi là Kaede bởi vì lá của nó có hình giống như bàn chân ếch (Kaeru).


Họ gỗ thích có tất cả khoảng 160 loài (ở Nhật Bản có trên 30 loài). Những loài chính ở Nhật Bản bao gồm: irohamomiji, omomiji, yamamomiji. Cây thích là loài cây phát triển chậm, chỉ cao thêm khoảng 10cm/năm; cần hơn 20 năm để có chiều cao khoảng 10m. Vì thế gỗ thích rất chắc và được dùng làm các loại nhạc khí, bóng billiard, bóng và sàn bowling...


Tại sao lá cây thích lại chuyển sang màu vàng hay màu đỏ?


Như mọi người đều biết, bất kỳ loại cây rụng lá nào đều cần tích trữ năng lượng (nước, muối khoáng...) cho mùa đông lạnh giá. Vì thế khi sang thu, các mạch cung cấp nước và dinh dưỡng từ thân lên lá bị đóng lại khiến lá không quang hợp được và dần mất đi chất diệp lục. Khi đó, những sắc tố đỏ/vàng trong lá có cơ hội khoe sắc.

Lá icho chuyển sang màu vàng vì trong lá có chứa sắc tố carotenoid, đây là sắc tố có nhiều trong bí ngô và những loại rau quả màu vàng khác. Tương tự, sắc tố anthocyan khiến cho lá có màu đỏ.


Ở Nhật, momiji thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 9 đến trung tuần tháng 11. Thời điểm momiji đẹp nhất thường vào cuối tháng 10, đầu tháng 11. Những vùng cao nguyên, có nhiệt độ thấp (5~6độ) và nhiều ánh sáng là nơi thích hợp nhất để momiji trổ sắc.



Nghệ thuật sống khi thì liều lĩnh, khi thì thận trọng, là nghệ thuật thành công (Napoleon).

MÙA NGẮM LÁ



Biểu đồ thời gian ngắm lá thích hợp cho từng vùng Nhật Bản
Tuy không có những lễ hội lớn như Hanami (lễ hội ngắm hoa anh đào), nhưng "mùa ngắm lá" vẫn được các trang web uy tín đánh giá là thời điểm rất thích hợp để du ngoạn vòng quanh Nhật Bản. Ở bất cứ thành phố nào, bạn cũng có thể bắt gặp những cảnh đẹp đến khó diễn tả bằng lời được tạo nên từ những chiếc lá rụng.



Loại lá nổi tiếng nhất ở Nhật chính là lá phong (mapple). Vào mùa thu, lá phong sẽ chuyển sang sắc đỏ rực rỡ tuyệt đẹp.



"Mùa thu ở thành phố này đắm chìm trong sắc nâu đỏ rực rỡ thắm nồng và điểm xuyết những chấm hoe vàng rạo rực. Những chiếc lá nhàu nát, những sắc màu táo bạo, những sắc màu cuồng nhiệt của sắc đỏ. Nguy hiểm, ấm áp, và trìu mến. Những vệt liếm sắc ngọt như dao của khoái cảm. Tất cả là một màu đỏ. Và những chiếc lá thu chìm trong sắc màu ấy." - Đồng hồ cát
















Một số địa điểm ngắm lá rụng"
* Arashiyama (Kansai)
* Fuji Five Lakes
* Towadako (Lake Towada, Tohoku)
* Oirase Strean (Tohoku)
* Kyoto
* Nanzenji (Kyoto)­
* Naruko (Tohoku)
* Nikko (Kansai)
* Tokyo
Ngắm lá đỏ ở Arashi Yama
Ở nước Nhật hầu như tháng nào cũng có kỳ renkyu - kì nghỉ liền từ ba ngày liên tục trở lên, để dành thời gian cho người dân có dịp thư giãn du lịch, thoái mái ngắm nhìn phong cảnh và tận hưởng các ngày lễ theo phong tục truyền thống của đất nước. Tháng 11 năm nay, kì renkyu được bắt đầu từ ngày 22 và kết thúc ngày 24 (tùy từng năm mà lịch nghỉ lễ này sẽ có sự thay đổi). Và bạn biết người dân Nhật thường tận hưởng kì renkyu tháng 11 của mình như thế nào không? Hầu hết mọi người đều kéo nhau đi ngắm lá đỏ đấy. Hôm nay Ichi sẽ đưa các bạn đến núi Arashi để ngắm lá đỏ mùa thu cùng người Nhật.


Các khu nhà ga mùa này lại càng thêm tấp nập
Núi Arashi được coi là một thắng cảnh đẹp nhất vào mùa thu của Nhật Bản, vì vậy, người dân đổ về đây cũng vô cùng đông đúc, nhất là vào những ngày nghỉ như thế này, bạn cần đi bộ khoảng 15 phút để từ nhà ga ra tới núi. Nhưng đừng buồn vội, vì trên đường đi, bạn sẽ chẳng thấy mệt một chút nào đâu. Làm sao mà mệt được nhỉ khi mà thỉnh thoảng lại có một vài cô thiếu nữ Nhật Bản trong bộ kimono duyên dáng bước qua làm bạn phải ngẩn người trong thoáng chốc.


Hoặc nếu may mắn hơn, bạn thậm chí có thể thấy các geisha ngồi trên những chiếc xe kéo truyền thống lướt qua.





Lan man một chút, thơ thẩn một chút, chỉ cần không lan man thơ thẩn quá, để đến nỗi lạc đường, thì hẳn là 15 phút sau bạn sẽ thấy mình đã đang bước đi trên con đường ngập nắng dẫn lên núi Arashi. Đến đây rồi bạn sẽ nhận ra ngay vì sao Arashi yama lại được tôn là "Thu trung đệ nhất thắng cảnh" của Kyoto. Con đường mà bạn đang bước đi men dài, chạy dọc theo triền của một cái hồ dài, nước xanh trong veo, và bên kia hồ chính là ngọn núi mà chúng ta mong đợi. Có hồ, có núi, có nước thu xanh trong, có lá thu đỏ rực. Đến tâm hồn khô cứng nhất cũng sẽ mềm lại trước thiên nhiên xinh đẹp như vậy.



Tới đây, bạn có thể chọn một trong hai phương án để đi tiếp, một là đi như bình thường, vòng hết bờ hồ để sang đến bên kia, hai là lên một chiếc thuyền và đi đường thẳng, cũng qua bờ bên kia, lại được cái thú ngắm cảnh trên sông vài cảm giác bềnh bồng cùng sóng nước. Đi thuyền, cũng có đôi đường cho bạn lựa chọn. Một là lên thuyền lớn, có người phục vụ tận tính lái thuyền đưa bạn qua hồ, nhưng như thế thì phải ngồi chung với kha khá người khác nữa không thì bạn có thể chọn đi thuyền nhỏ. Hai hoặc ba người ngồi lên được thôi, lại còn phải tự chèo tự chống để qua được bờ bên kia nữa.









Dù ngồi loại thuyền nào thì mức giá vẫn là 1100 yên ( khoảng 190 k VN) cho người lớn và 550 yên (95k VN) cho trẻ em. Thông thường, một chuyến du ngoạn như thế này có thể tiêu tốn của bạn cả ngày trời, dù vậy, một số người còn chuẩn bị sẵn bento mang theo.



Và khi con đường lên núi hiện ra, bạn bước từng bậc thang lên đó, thế giới rực đỏ hiện ra làm bạn say mê. Lúc này thì những ống kính máy ảnh mới bắt đầu phát huy hết tác dụng của chúng.











Nghệ thuật sống khi thì liều lĩnh, khi thì thận trọng, là nghệ thuật thành công (Napoleon).
Trả Lời Với Trích Dẫn

Không có nhận xét nào: