- Hoàng Kim
- Nhà sách HOÀNG GIA
- Ngọc phương Nam
- Chào ngày mới
- Thung dung
- Dạy và học
- Dạy và học BLTV
- Dạy và học ĐHNL
- Cây Lương thực
- Food Crops News
- Food Crops.vn
- Food Crops
- Green Super Rice
- Cassava Viet
- Cassava News
- Gardening Tips
- Học mỗi ngày
- Danh nhân Việt
- Tin Nông nghiệp Việt Nam
- Tình yêu cuộc sống
- Kim on Twitter
- KFB
Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2009
Người đi tìm đồng đội
DAYVAHOC. Anh Vũ Đức Ninh hiện công tác ở Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Nai được nhiều người quý mến gọi tên là ‘người đi tìm đồng đội”. Anh nguyên là chiến sĩ trinh sát đoàn đặc công 113 miền Đông Nam Bộ.
Tôi ghé thăm anh chiều tối tháng Bảy trên đường ngang qua Biên Hòa sau khi đi thăm các thí nghiệm cây trồng cạn ở Bến Cát Bình Dương trở lại Trung tâm Hưng Lộc ở Trảng Bom, Đồng Nai. Tôi ghé chào anh vì đồng đội lâu ngày chưa gặp. Anh trước đây ở đại đội một, tiểu đoàn 23, đoàn đặc công 113 miền Đông Nam Bộ, đơn vị nổi tiếng anh hùng với những trận đánh huyền thoại quả cảm, xuất quỷ nhập thần. Anh cũng là đồng đôi của đại tá Lê Bá Ước, trung đoàn trưởng kiêm chính ủy trung đoàn 10 đặc công rừng Sác mà anh đã cùng ông và đoàn Đồng Nai được ra viếng lăng Bác và thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Viếng lăng Bác và dâng hương ở đài liệt sĩ
Đại tướng Lê Văn Dũng với anh Vũ Đức Ninh
Đại tướng Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (nguyên Chính ủy Trung đoàn 1, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4) tiếp các đồng đội cũ
Anh Ninh và tôi quen nhau vì đều là lính nông nghiệp và đều đã trở thành người Đồng Nai. Tôi thì nhập ngũ tháng 9 năm 1971 cùng đợt với Nguyễn Văn Thạc khi trận lụt lớn xẩy ra ở các tỉnh phía Bắc. Đồng đội cũ của tôi trong tổ bốn người sau chỉ còn Trung và tôi. Anh Xuân và anh Chương đã hi sinh tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Tôi sau này làm đại đội trưởng “cán bộ khung” của tiểu đoàn 497, trung đoàn 568 chuyên huấn luyện tiểu đội trưởng cho chiến trường , trước khi chuyển ngành có gần hai năm làm trợ lý tổng hợp của phòng tham mưu sư đoàn 325 và có trên 27 năm gắn bó với đồng ruộng Đồng Nai
Gặp nhau, anh cuốn ngay tôi vào chủ đề đi tìm đồng đội. Đó là quá trình giúp thân nhân đồng đội tìm kiếm, quy tập và xác minh danh tính những người đã khuất. Điều này thật công phu cần những tấm lòng. Anh Ninh đã sốt sắng, kiên trì, tận tâm nhiều năm. phối hợp thầm lặng với các đơn vị và gia đình, Sở Thương binh Lao động Xã hội của các tỉnh thành. Anh tiếp nhận và trao đổi thông tin với nhiều người. Qua đồng đội của những người đã khuất để xác minh họ là ai, quê ở đâu, hi sinh trong hoàn cảnh nào, ngày tháng năm nào, mộ chí danh tính đã được quy tập và xác minh hay chưa…
Danh sách liệt sĩ trung đoàn 113 đặc công miền Đông Nam Bộ lưu tại phòng chính sách, cục chính trị Quân khu 7 hiện vẫn chưa kết thúc. Tượng đài, nhà bia tưởng niệm đã khánh thành khang trang nhưng sự quy tập liệt sĩ và xác minh danh tính vẫn chưa xong. Đó là điều trăn trở lớn. Chiến tranh đã kết thức 34 năm. Gặp anh - người đi tìm đồng đội – nghĩ về việc anh làm, tôi xúc động mà thầm ứa nước mắt !
Anh Chu Văn Tốt, nguyên trinh sát D23 Trung đoàn 113 đặc công, trực tiếp tham gia chốt chặn ở cầU Hang, địa chỉ hiện nay khu 1, phường Trưng Vương, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã gửi vào Đồng Nai bài thơ:
TRƯỚC NGÀY TOÀN THẮNG
CÁC ANH NẰM LẠI ĐẤT BIÊN HÒA
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Theo lệnh cấp trên:
Vì thời cơ trăm năm của toàn dân tộc
Mục tiêu gồm cầu Ghềnh, cầu Mới, Hóa An
Trận địa chính chốt chặn cầu Hang.
Là lính đặc công
Chuyên đánh đồn tập kích
Đơn vị tôi được giao chốt chặn
Chẳng mũi tiến công- cũng không hỏa lực
Thời gian thì quá gấp
Công sự chưa xong, chẳng có hầm hào
... thì bước vào trận đánh
Cối, pháo, trực thăng, xe tăng quần thảo
Trận địa mịt mù, xơ xác, tan hoang
Cứ mỗi giờ quân số lại vơi dần
Nhưng tất cả vẫn một lòng
Quyết kiên cường bám trụ
Qua hai ngày thôi mà đau xót quá !
Ngày 30 tháng Tư các anh không còn nữa
Đơn vị chỉ còn lại một phần tư
Gần sáu mươi đồng đội của tôi không về quê nữa
Đã nằm lại nơi này mãnh đất Đồng Nai
Ôi đồng đội của chúng tôi
Các anh không còn nữa
Hỡi anh Cư, anh Chữ, anh Vỗ, anh Tuân...
cùng tất cả các anh
Vì đường sá xa xôi
Hơn ba mươi năm rồi chưa thể ghé thăm
Chỉ cầu mong các anh linh hồn được siêu thoát
Xin bà con, anh em, đồng đội
Nếu đến Nghĩa Trang Liệt Sĩ Biên Hòa
Hãy thắp giùm chúng tôi nén hương tưởng nhớ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
Chào anh.
Em rất may mắn đã đọc bài của anh, xin lỗi anh vì sự đường đột, anh có thể cho em hỏi một chút. Bố em là liệt sĩ Trần Tuấn Viên, năm 1966 là thiếu tá, phó chính ủy trung đoàn 568B đi B vào Nam và hy sinh năm 1968. Gia đình em đã tìm kiếm đồng đội cũng như phần mộ của bố em trong suốt 30 năm qua nhưng chưa được. Được biết anh cũng là cán bộ của trung đoàn 568, em muốn nhờ anh chỉ giúp xem có thông tin gì về bác nào đã từng làm việc ở trung đoàn năm 568 thời 1966 hiện nay còn sống không ạ. Em xin chân thành cảm ơn anh. Có thông tin gì xin anh gửi vào email giúp em theo địa chỉ: Tranphuongha66@yahoo.com. Em cảm ơn anh.
Trần Phương Hà quý mến. Mình gửi bạn địa chỉ liên lạc: Hoàng Kim điện thoại 0903613024, email hoangkim@hcmuaf.edu.vn, hoangkim.vietnam@gmail.com và hoangkimvietnam@live.com địa chỉ liên lạc TS. Hoàng Kim, giảng viên chính bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, khu phố 6, Linh Trung, Thử Đức.
Người có thể biết thông tin về ba của em là bác Phạm Hồng 83 tuổi nguyên Chính ủy Trung đoàn 568B Bác Phạm Hồng hiện ở thành phố Hải Dương.
Bác Phạm Hồng không dùng điện thoại, và tôi chỉ nhớ nhà lạc mất số mới. Con của bác Hồng là đại tá Phạm Quốc Huy hiện làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Tôi sẽ tìm cách liên lạc và nhắn lại cho em. Ngày 10.9 này tôi có ra họp ở Hà Nội
Đăng nhận xét