- Hoàng Kim
- Nhà sách HOÀNG GIA
- Ngọc phương Nam
- Chào ngày mới
- Thung dung
- Dạy và học
- Dạy và học BLTV
- Dạy và học ĐHNL
- Cây Lương thực
- Food Crops News
- Food Crops.vn
- Food Crops
- Green Super Rice
- Cassava Viet
- Cassava News
- Gardening Tips
- Học mỗi ngày
- Danh nhân Việt
- Tin Nông nghiệp Việt Nam
- Tình yêu cuộc sống
- Kim on Twitter
- KFB
Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017
Trí tuệ dạy và học để làm
TRÍ TUỆ DẠY VÀ HỌC ĐỂ LÀM là tinh hoa kiến thức. Tục ngữ Việt có câu: Học thầy học bạn vô vạn phong lưu. Nguyễn Trãi (1380 -1442) đã từng viết: Nên thợ, nên thầy vì có học. No cơm, ấm áo bởi hay làm. (Bảo kính cảnh giới, bài 36). Học để làm là triết lý giáo dục tiến bộ của nhân loại vừa bảo tồn tinh hoa văn hóa truyền thống vừa phát triển dân chủ và sáng tạo tự do. Nguyên lý giáo dục này đang là dòng chủ lưu của triết lý giáo dục hiện đại.
DẠY VÀ HỌC LÀ NỀN TẢNG KIẾN THỨC
Danh ngôn nhân loại đã chỉ ra muôn vàn những lời vàng về dạy và học. Sự trích dẫn dưới đây chỉ ra một số chắt lọc tinh hoa kinh nghiệm và bài học lớn của các dân tộc và danh nhân:
Ngạn ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu: Học thầy, học bạn, vô vạn phong lưu. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Việc học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ắt sẽ lùi. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Lao động là vinh quang. Tiên học lễ, hậu học văn. Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học. Học đi đôi với hành. Học đâu, biết đó. Tiền đẻ tiền, nghề dạy nghề. Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa. Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa. Khoai đất lạ, mạ đất quen. Mít chặt cành, chanh chắn rễ. Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi... Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Học tập là một việc suốt đời. Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt.
Nga và các nước châu Âu có nhiều câu ngạn ngữ, tục ngữ sâu sắc về dạy và học: Con công đẹp nhờ bộ lông. Con người đẹp nhờ học vấn "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là nền tảng của hạnh phúc. Hãy dạy những điều tốt sẽ giúp tự biết tránh điều xấu. Dù sống 100 năm và học 100 năm, vẫn chết như người khờ dại.Muốn nhổ nấm thì phải cúi xuống, muốn học thì phải làm Nếu là gà trống thì gáy, nếu là gà mái thì đẻ. Giàu hứa hẹn, hèn thực hiện. Tương lai chỉ đến với kẻ biết nổ lực và chờ đợi.Thà mất lòng trước để được lòng sau. Đừng cưỡi ngựa với roi, hãy cưỡi ngựa bằng thức ăn. V.I Lê Nin nói: Học, học nữa, học mãi.
Trung Quốc và các nước châu Á cũng có rất nhiều những câu ngạn ngữ, tục ngữ tinh túy về dạy và học: Bé chẳng học, lớn làm gì? "Ngủ dậy muộn thì phí ngày, trẻ không học thì phí đời.Trời cho con người hai tai và một lưỡi để con người nghe gấp hai lần nói. Khổng Tử nói: Học không biết chán, dạy người không biết mỏi.
Bắc Âu, Tây Âu, Trung Đông, Châu Phi cũng có vô vàn những ngạn ngữ, thành ngữ, tục ngữ và danh ngôn đáng suy ngẫm về triết lý dạy và học với hạnh phúc và chất lượng cuộc sống: Người hanh phúc mong mọi người hạnh phúc.Khi ta càng nhận hưởng thụ, hạnh phúc càng vĩnh viễn xa rời ta.Hạnh phúc duy nhất lâu bền là lòng kiên nhẫn, nhiệt tình theo đuổi chân lý.Hạnh phúc luôn ở nơi ta có thể đạt tới được. Ta chỉ cần thò tay ra sẽ bắt được nó (Ngạn ngữ Pháp) Bản thân của cuộc sống chính là hạnh phúc. Cuộc sống không chỉ để sống mà là để sống có hạnh phúc. Cuộc sống hạnh phúc tồn tại trong sự yên tĩnh tâm tư. Người là thợ thủ công của hạnh phúc, của chính bản thân mình. Quả thật có hạnh phúc hay không tuyệt nhiên không phải do thiên tính mà là quyết định ở thói quen. Hạnh phúc không thể thập toàn thập mỹ. (Ngạn ngữ La Mã). Hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. Nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời. (Ngạn ngữ phương Tây) Hạnh phúc và cái đẹp chỉ là những sản phẩm phụ. Con người trong sự sáng tạo sẽ tìm hạnh phúc chân chính. Khi tự cho mình hạnh phúc thì mới có thể có hạnh phúc. Một người khi bị mất hạnh phúc mới hiểu giá trị của nó. Hướng nội, độ lượng nhân hậu và vô tư là ba yếu tố lớn của hạnh phúc.(Ngạn ngữ Anh). Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình. (Socrates). Yêu mọi người, tin vài người, đừng xúc phạm tới ai (Shakespear) Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời. (F. Engels). Hãy để lương tâm dẫn lối cho bạn (Pope). Không có gì xấu xảy ra đối với người tốt (Platon). Không có một thành ngữ nào sai mà chỉ là chưa đúng thời điểm (Servantes). Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người. (Einstein).
Châu Mỹ, Châu Đại Dương là nơi giao thoa của vô vàn những danh ngôn mới dạy và học và những ngạn ngữ, thành ngữ, tục ngữ được đúc kết từ trong di sản. Bất kỳ ai dừng học đều già, dù anh ta ở tuổi hai mươi hay tám mươi. Bất kỳ ai đang học tập đều trẻ. Điều vĩ đại nhất trong cuộc sống là giữ tâm hồn bạn trẻ trung (Henry Ford). Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng. (Benjamin Franklin). Thông thái là kết quả của 99% mồ hôi và 1% cảm hứng (Franklin) Trời chỉ giúp cho những kẻ tự giúp bản thân mình - (Franklin). Không bỏ ra một công phu nhất định thì không có khả năng khám phá sự thật và ai sợ mất công sức thì không có khả năng lĩnh hội được chân lý. Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người. (Einstein). Chẳng có chuyện vì thành đạt mà không nhờ vào nhiệt tâm (Emeson). Ngòi bút có uy lực hơn lưỡi gươm (Lytton). Người tốt làm cho đến cùng (Durocher). Nhìn kỹ trước khi nhảy (Samuel) Nhừng kẻ dại vào nơi thiên thần không tìm đến (Pope) Vấn đề không phải ở thắng hay bại mà là ở phong độ (Grantland Rice) Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là vĩnh cửu. Chỗ đáng quí của trí tuệ nhân loại nằm ở chỗ có thể phát huy sức mạnh trong đau khổ, thấy ánh sáng trong bóng tối, thấy hi vọng trong tuyệt vọng. Trong nghịch cảnh cũng có thể hóa giải thành thuận cảnh.Cũng như hạt giống cần đất tốt để nảy nở, lời khuyên bảo cũng cùng một bộ óc rộng lượng để tiếp nhận. Hành động có giá trị hơn nói Hãy xin sẽ được, hãy tìm sẽ gặp, hãy gõ cửa sẽ mở. Kiến thức không phải là kho chứa của ý tưởng đã qua, mà là một khối lượng biến đổi không ngừng bởi những phát minh và đổi mới.
DẠY VÀ HỌC THỰC TIỄN HỌC ĐỂ LÀM.
“Những gì tốt đẹp nhất phải được cảm nhận bằng trái tim”. “Tôi đã khóc vì không có giày để đi chỉ đến khi tôi gặp một người khóc vì không có chân để đi giày” .Đây là hai câu nói đặc biệt nổi tiếng của Helen Keller người mù điếc huyền thoại.
Helen Keller (27 tháng 6 năm 1880 – 1 tháng 6 năm 1968) là nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ. Bà vì viêm màng não nên bị mù, câm và điếc nhưng đã tốt nghiệp Đại học Harvard. Bà là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên của nước Mỹ giành học vị Cử nhân Nghệ thuật.Tại Việt Nam hiện đã có một số tác phẩm giới thiệu về người mù câm điếc huyền thoại này đã vượt lên số phận nghiệt ngã để làm được những điều tốt đẹp cho thế giới chúng ta.
Học để làm (Learning by Doing) là một học thuyết giáo dục tiến bộ được đúc kết và phát triển bởi triết gia Mỹ John Dewey. Ông lý luận rằng việc học tập nên liên quan chặt chẽ với thực tiễn mà không chỉ thụ động truyền thụ lý thuyết. John Dewey sinh ngày 20 tháng 10 năm 1859 mất ngày 1 tháng 6 năm 1952, là một triết gia, nhà tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ. Những ý tưởng của ông có ảnh hưởng đặc biệt to lớn trong giáo dục và cải cách xã hội. Dewey là một trong những chuyên gia giáo dục lỗi lạc đã khéo kết hợp giữa triết lý thực dụng với tâm lý học chức năng.
Dewey là nhà tâm lý giáo dục được trích dẫn nhiều nhất trong số 93 chuyên gia giáo dục nổi tiếng nhất của thế kỷ 20 theo kết quả điều tra xã hội học về Tâm lý học giáo dục được công bố vào năm 2002. Dewey là một nhà cải cách giáo dục, một trí thức lớn, có tiếng nói quan trọng chủ lưu trong nền giáo dục tiến bộ và tự do lớn nhất của thế kỷ 20. Dewey mặc dù được biết đến nhiều nhất với các ấn phẩm của ông về giáo dục, ông cũng là nhà bách khoa thư viết nhhiều về các chủ đề rộng lớn về nhận thức luận, siêu hình học, thẩm mỹ, nghệ thuật, logic, lý thuyết xã hội và đạo đức. Chủ đề trọng yếu trong các tác phẩm của Dewey là niềm tin sâu sắc của ông về nền dân chủ, về chính trị, giáo dục truyền thông và báo chí. Dewey đã tuyên bố năm 1888 ở Trường Đại học Michigan, "Dân chủ là lý tưởng đạo đức duy nhất cuối cùng của nhân loại".Với triết lý dân chủ, Dewey đã xem xét hai yếu tố cơ bản đó là trường học và xã hội dân sự. Đây là chủ đề chính để thiết kế, khuyến khích trí tuệ thực nghiệm và sự đa dạng. Dewey khẳng định rằng dân chủ hoàn toàn có thể đạt được không chỉ bằng cách mở rộng quyền bầu cử mà còn bằng cách đảm bảo có một ý kiến công chúng được hình thành đầy đủ, thông qua truyền thông giữa các công dân, chuyên gia và các chính trị gia, và sau đó chịu trách nhiệm về các chính sách mà họ áp dụng. Ông đã thực hiện ý tưởng này bằng cách thành lập trường Đại học Chicago Laboratory School. Quan điểm của ông đặc biệt quan trọng trong định chế giáo dục và thực hành của nền giáo dục tiến bộ hiện nay ở Mỹ và nhiều nước phát triển trên thế giới.Định hướng Sư phạm, John Dewey nói: "Tôi tin rằng trường học phải đại diện cho cuộc sống hiện tại như thật và quan trọng đối với đứa trẻ như những gì cậu bé mang trong nhà, trong khu phố, hoặc trên sân chơi." Peggy Hickman một chuyên gia tâm lý học giáo dục khác cũng tâm đắc phát biểu: "... Các giáo viên phải trình bày các vấn đề thực tế cho trẻ em và sau đó hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề bằng cách cung cấp cho họ một hoạt động thực hành để tìm hiểu giải pháp ..." Nấu ăn và may mặc được dạy ở trường và là một thói quen . Đọc, viết và toán học cũng phải được giảng dạy trong các khóa học hằng ngày như những thói quen này. Xây dựng, nấu ăn và may mặc có các thành phần học tập trong đó và những hoạt động này cũng thể hiện cuộc sống hàng ngày cho học sinh". Học để Làm (Learning by Doing) là nguyên lý Giáo dục Dân chủ.
TRÍ TUỆ DẠY VÀ HỌC ĐỂ LÀM
Học để làm ở Ấn Độ là bài học quý giá nhất của tôi học được từ đất nước Ấn Độ. Triết lý vô ngã HÃY LÀ CHÍNH MÌNH và HỌC ĐỂ LÀM, HỌC BỞI LÀM (Learning by Doing/ Learning to Doing) không phải chỉ ở Mỹ, các nước châu Âu, mà đã được trao đổi học hỏi ở nơi đây của châu Á. Tôi đã nhiều lần đến Ấn Độ, đất nước tốt đẹp và thân thiện, nôi đạo Phật, quê hương của anh hùng dân tộc Gandhi và nhà thơ hiền triết Tagore, xứ sở của thánh kinh Vệ-đà huyền thoại và Đồng bằng sông Ấn sông Hằng. Tôi may mắn có được những cơ hội học tập nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) ở Hyderabad, Telangana; Viện Nghiên cứu Cây có củ toàn Ấn (CTCRI) ở Sreekariyam, Thiruvananthapuram, Kerala. Tôi có được những dịp may khảo sát nông nghiệp từ Nam Ấn đến Bắc Ấn, gặp gỡ nông dân, thưởng thức biểu diễn Yoga, chứng kiến pháp sư Mật tông dạy rắn độc, thăm các di tích lịch sử nổi tiếng, thưởng thức những đêm nhạc và tuyệt phẩm điện ảnh đầy tính văn hóa và sử thi … Tôi có nhiều người bạn quý trọng ở nơi ấy ….Tôi chưa viết được gì về Ấn Độ, đất nước và con người, chưa kể được gì về những người bạn quý. Đó là một món nợ tình cảm yêu thích. Học để làm ở ICRISAT là phóng sự ảnh, là “kinh không lời” mà tôi chưa có bài viết. Bài phóng sự ảnh tại đây…
Bill Gates học để làm; 500 năm nông nghiệp Brazil; Mark Zuckerberg bài học cuộc sống là những câu chuyện tiếp nối nóng hổi tính thời sự...
(còn nữa…)
Hoàng Kim
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét